Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam - Và khiếp sợ gì ?

BBC vừa cho hay : " Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam ", link http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/08/110810_china_guangzhou_drill.shtml

Đọc xong, cũng có vài ý nghĩ thế này :

Trung Quốc với những cái đích.

1. Đích gần : phải chiếm ngay Biển Đông , vị trí chiến lược có tính quyết định cho tham vọng khống chế khu vực và thế giới , Trung quốc sẽ thành kẻ đáng nể trên biển, sẽ là kẻ định ra luật lệ, và thu các nguồn thu lợi từ nó.
Có thể nói thế này : " Hiện tại của TQ là Biển, Tương lai của TQ 200 năm tới cũng nằm ở biển."
Dễ chứng minh được điều này, bởi vì TQ đã vứt mọi thành quả bang giao quốc tế đang có, chấp nhận đối đầu với khu vực và Mỹ . Biển Đông có giá trị lớn đến mức, chấp nhận mất hình ảnh " TQ tử tế ", chấp nhận tiếng du côn ăn cướp và chấp nhận sự lên án cô lập.

2. Đích xa : Thôn tính hoàn toàn lãnh thổ nước Việt bằng 1 trong 2 khả năng :
- Khả năng thứ nhất Bàn tay nhung . Nếu TQ chưa đủ mạnh ( trước sức vệ quốc của dân Việt và liên minh quân sự, trước sự phản đối phẫn nộ và trừng phạt của thế giới ) Khả năng này không dùng quân sự gây chiến tranh. Ngược lại, dùng quyền lực mềm, tấn công trên mọi lĩnh vực , kinh tế, văn hóa, chính trị, nhân sự...dưới vẻ mặt tươi cười hữu hảo, hợp tác chiến lựợc, hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển, cùng hướng tới tương lai " Tam khoanh tứ đốm".

- khả năng thứ 2 : Bàn tay sắt. nếu TQ đủ mạnh để phơt lờ thế giới ( lúc mà Mỹ và phứơng Tây chợt nẩy sinh khó khăn đăc biệt và rất lớn, trầm trọng, phải tạm dồn sức để giải quyết khó khăn trong nước, trong khi VN không phải là đồng minh nằm trong vùng cam kết được bảo vệ như Philipin, Nhật, Hàn hay Đài loan).

Như vậy, Chiếm biển đảo của VN là việc chắc chắn đang xẩy ra , sẽ đến ngay trong những ngày tới . Việc đe dọa biên giới phía bắc bằng tập trận chỉ là đòn hù dọa tạo sức ép cho vấn đề chiếm biển.
Còn chiến trạnh chiếm đoạt lãnh thổ đất liền, cũng chắc chắn sẽ xẩy ra, nhưng chưa phải vào lúc này. Hiện chỉ có chiến tranh lặng lẽ toàn diện " bàn tay nhung, tiến hành diễn biến trong hòa bình, âm thầm hiểm độc.". Cài người, đưa hàng hóa, đưa công nhân, đưa phim ảnh văn hóa Tàu, xây phố Trung quốc, Chùa TQ.

Trung Quốc sợ gì ?

1. Sợ Việt Nam ký kết đồng minh nằm trong sự bảo vệ của Mỹ ( như Philipin, Nhật, Hàn...)

2. Sợ phái thân Tàu trong nhà cầm quyền của VN suy yếu, nên vấn đề giải quyết tranh chấp, chủ quyền hợp pháp biển đảo, không song phương, mà đa phương, theo luật biển quốc tế.

3. Sợ các cuộc biểu tình phản đối của nhân dân VN diễn ra quanh sứ quán TQ , trên nhiều thành phố, là sức mạnh khó lường
. Những tin tức hình ảnh này tung ra trước công luận quốc tế, nó như tố cáo, như "con có khóc thì mẹ mới biết mà cho bú", căn cứ để tác động vào thái độ và hành động của cộng đồng văn minh nhân loại.

Ngoài ra, những cuộc biểu tình này còn là sức ép lên đồng chí VN 16 chữ vàng, có nhiều khăng khít nhất, có nhiều cùng " thắng " nhất so với mọi thời kì khác trước đây. Một cơ hội " vàng " , nghìn năm khó gặp ! TQ biết rõ và tận dụng cơ hội này rất triệt để và gấp gáp, từng giờ, từng ngày.

Không ai lượng trước được tinh thần của người Việt mỗi khi Vệ quốc. Họ khác hẳn khi bình thường, dũng cảm và thương yêu nhau, đoàn kết và khí phách. Họ đủ sáng suốt để không động loạn, nhưng, khi cần vào những thời điểm quyết định, họ sẽ đủ dũng mãnh để thực hiện cảm tử cho Tổ quốc Quyết sinh, những khuôn mặt, những hát vang trước tượng đài này qua bao cuộc biểu tình yêu nước đủ chứng minh điều đó !

Trung quốc, khi cơ quan tuyên truyền mất tác dụng , khi tính chính danh rơi xuống, thì còn lại công cụ cuối cùng là đàn áp vũ lực. Đó là dấu chấm hết tất yếu.
.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Tháng 8, sự thật lên ngôi.

.
Tháng 8 này
Sự thật lên ngôi
Trên mặt báo cả 2 lề
Phiên tòa " Cù Huy Hà Vũ "

Hơn 700 tờ lề phải
Im lìm về 8 cuộc biểu tình Yêu nước
Hôm qua ngày 2 tháng 8
Bỗng xả đồng loạt tin
Tin về tòa "y án"
Tin về " họp báo" ... không ai bịểu tình bị đánh

Tưởng như Hà Nội
Đêm nay sẽ ngủ
Tưởng như
Chỉ có chị Hà đêm nay sẽ khóc
Anh Vũ, sẽ gục đầu ngồi im sau song sắt.

Nhưng, mạng đêm nay náo động lạ thường
Lề trái, lề giữa, không lề ùn ùn " xả rác "
Những video những người dự ngoài tòa
Tiếng hô của những người Phụ nữ ?

Bài phỏng vấn của Khánh An trên RFA,
Chí Đức trả lời nhức nhối
Những bài tường thuật của các luật sư, nhân sỹ
Những báo động khẩn cấp ở " Nghệ An, Sài Gòn, Hà Nội."

Chưa bao giờ tin nhiều như thế
Mênh mông
Tin nối tin, khép kín vòng tròn
Dâng đầy
Sự Thật
Cả 2 lề.
Vây hãm bất công, dối trá

Tháng 8 này
Tôi không ngủ
Cố thức như anh chị, như mọi người
Hòa vào dòng ..Sự Thật.



. ..............................gioviet, 3/8/2011

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

TIN NÓNG TRÁI CHIỀU VỀ NGÀY CHỦ NHẬT 31/7/2011 - lại ngắt quãng hay tiếp...



Mạng vừa có tin trái chiều nhau về ngày 31/7 sắp tới :



" ...Cuối tuần này chúng ta hãy xuống đường và nhân danh họ, cầm bảng hiệu "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" dùm cho họ, hô to khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc Xâm Lược" thế cho họ, nắm tay nhau như nắm tay với họ, thương yêu nhau như yêu thương họ.
Hãy xuống đường cuối tuần này mang theo hình ảnh của họ trong tim..."
( hết trích )



" ...Để mọi người (trong đó có các lực lượng an ninh) cùng được nghỉ ngơi, thư giãn, Chủ nhật tuần này (31.07.2011), giới nhân sĩ trí thức không tham gia biểu tình (trừ trường hợp Trung Quốc tiếp tục gây hấn).
Nhưng, anh chị em xa nhau một tuần chắc có nhiều nhung nhớ, nên cũng mong gặp mặt nhau trong ngày cuối tuần:
Thời gian: 16h00 - 18h00, ngày Chủ nhật (31.07.2011)
Địa điểm: Cafe 36b Điện Biên Phủ, Hà Nội
(vì đi cafe nên khi đến không mang theo biểu ngữ, cờ, loa.... Anh chị em có thể mời lại những người đã từng "mời" anh chị em dùng cafe, bia bọt, trà... trong những tuần qua đến cùng dự)."
( hết trích)


3- Trên http://baokhongle.wordpress.com/2011/07/28/chung-ta-cần-tiếp-tục-biểu-tinh/ thì CHÚNG TA CẦN TIẾP TỤC BIỂU TÌNH ... ( toàn bài link trên )

------


Sự gián đoạn lần 6 ( chủ nhật ngày 10/7) trước, ngưng biểu tình và mở tiệc v.v...( theo NXD), nên sáng chủ nhật đó, chỉ có ít người vẫn đến biểu tình và bị lực lượng chức năng đàn áp, bẻ gãy ngay từ khi bắt đầu. (*)


Sự gián đoạn lần này có lý do để đi giao lưu cà phê...( theo NXD), chưa thấy Nhân sỹ yêu nước nào xác nhận trong các comments của trang NXD.


Có thể sẽ vẫn diễn ra biểu tình sáng 31/7, phía biểu tình chắc sẽ vẫn đông. Phía chức năng chắc sẽ rất mạnh tay


( Trang Anh Ba Sàm không đưa tin nào liên quan như 2 tin trên ? )
.....
(*): http://baokhongle.wordpress.com/2011/07/23/toi-tự-hao-vi-minh-da-di-biểu-tinh-chống-xam-lược-du-cả-6-lần-dều-bị-bắt-giữ-hanh-hung-rất-tho-bạo/

http://baokhongle.wordpress.com/2011/07/20/chuyện-toi-bị-cong-an-việt-nam-bắt-va-quấy-nhiễu-khi-ho-to-cong-an-danh-người-tại-cuộc-biểu-tinh-1072011/

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

" Giặc đến nhà, Đàn Bà cũng đánh ! ", cần gì phải bịa ra ..." bị xúi dục.. ", hay truy xét " Đi biểu tình được trả bao nhiêu tiền ?"...






Tác giả “Nguyễn danh An” này chắc chắn là “học giả Tuyên giáo Tàu”, khéo léo và thâm sâu, định lái mũi mác chống xâm lược vào cái bẫy tinh vi.

Giặc đến nhà, Đàn Bà cũng đánh !
Cái này phải là người “Việt gốc” mới biết, các cuộc biểu tình, chị em hô ác liệt và cảm động lắm ! cần gì phải bịa ra …” bị xúi dục.. “, ” bị lợi dụng…”, ” bị lừa… “, hay truy xét ” Đi biểu tình được trả bao nhiêu tiền ?”… Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, mục tiêu rõ ràng và chính xác : Bảo vệ Tổ Quốc, giữ gìn nơi có tổ tiên cha ông xưa, và hôm nay là nơi ” tấc đất cắm dùi” của muôn nhà, của tiếp đời con cháu sẽ lớn lên lấy vợ lấy chồng.

Giả định rằng: Việt Nam đang văn minh tiến bộ, tôn trong dân chủ , nhân quyền ở ngưỡng “Cao”, “Trung bình”, hay “Thấp”, thì trước việc Trung Quốc thôn tính, xâm lược, dù ngưỡng nào, vẫn diễn ra biểu tình chống Xâm lứợc và tay sai bán nứớc.

Đó là một chắc chắc.
Vậy tác giả tìm thấy chữ “bình phong” để “lừa dối, lợi dụng..” ở đâu để đưa vào đây ? Và lại, thanh niên và giới nhân sỹ VN đang biểu tình yêu nước, ngoài tấm lòng, họ còn có sức mạnh của tri thức và truyền thống vệ quốc từ ngàn năm cha ông.


Biểu tình ôn hòa, qua 7 cuộc, vế những người biểu tình :

1. Hoàn toàn diễn ra trong trật tự, không 1 hành vi thô tục bạo lực.
2. Không 1 đảng phái nào đưa ngứời và phương tiện , tiền bạc cung cấp.
Tất cả người bị bắt giữ hay bị ” mời làm việc” trước CA đã khẳng định họ tự nguyện vì tổ quốc lâm nguy, báo chí mạng mọi luồng, các hãng BBC, RFA, VOA….với các bản tin đã đưa , cho thấy cả 2 điều này. Mọi người, dù lề phải trái, dường như cũng hoàn toàn tin , chưa có 1 phản bác nào, dù nhỏ.


7 cuộc biểu tình yêu nước đã diễn ra, về phía biểu tình là hoàn toàn “sạch”. Vậy cần thay đổi như thế nào ? Và liệu sự thay đổi này có làm kẻ thù sợ hơn không ? Dấu hiệu nào cho biết kẻ thù đang sợ ? ( trích của tác giả : Sau cuộc diễu hành hôm qua, cả thế giới đã hướng về Việt Nam, nhưng không phải vì tranh chấp ngoài biển Đông nữa, mà họ đang nhìn vào cách hành xử của chính quyền VN đối với người dân vô tội. Phải chăng đây là thời điểm các nhà tiên phong cần thay đổi chiến lược? Hết trích )


Nếu tác giả thấy sự nghiệp lớn buộc phải có “nhân vật lớn” lãnh đạo mới thành công, thì…tác giả đang là nhân vật ấy rồi.
.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Biểu tình " Yêu Nước ôn hòa" - " Mặc định sáng Chủ Nhật không mưa" ...tiếp tục.






Chủ nhật ngày mai sẽ lại tiếp tục có biểu tình chống xâm lược TQ.
Có 2 lời kêu gọi đá đưa ra ( Thực ra biểu tình yêu nước tự phát thì vai trò kêu gọi chỉ như lời nhắc lại cho một diễn biến đương nhiên ), một của nhóm Nhân sỹ Nguyễn Xuân Diệu , một của nhomngaychunhat.

Sự khác nhau trong 2 lời kêu gọi này như sau:
1. nhomngaychunhat, kêu gọi biểu tình " khắp nơi ", HNvà SG. Nhóm NXD kêu gọi mỗi HN
2. Thòi gian, địa điểm cũng có khác nhau.
3. Nguyễn Xuân Diện muốn thôi không tường thuật biểu tình ? những ngày tới chắc sẽ có nhiều bloger cùng làm việc này.

Như vậy, Biểu tình yêu nước chống Xâm lược không thể phụ thuộc vào cá nhân hay bất kỳ nhóm tổ chức nào, bản chất của nó là biểu tình tự phát, vô danh và bất bạo động, các đảng phái, cá nhân có danh tiếng tham gia cùng góp tiếng nói chung, họ nhân danh cho chính họ và quan điểm của họ.





Nếu có tổ chức sẽ bị bẻ gãy, hoặc bị dẫn dụ đổi lái hướng.


Biểu tình " Yêu Nước ôn hòa" - " Tự phát - không đảng phái, tổ chức" - " Mặc định mọi sáng Chủ Nhật không mưa "...tiếp tục.




Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Biểu tình và trách nhiệm bảo vệ công dân



BBC link http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2011/07/110707_demonstration_law_vn.shtml
TS Nguyễn Sỹ Phương
Gửi tới BBC từ Leipzig, Đức
Tác giả cho rằng đã đến lúc Quốc Hội nhanh chóng thực hiện trách nhiệm soạn thảo Luật bảo vệ quyền chính đáng về tụ tập, biểu tình của người dân VN.
Bài này được viết sau một số sự kiện mà trước hết là việc Trung Quốc tiếp tục đòi Việt Nam hãy có “những nỗ lực nghiêm túc chấm dứt biểu tình chống Trung Quốc” và cảnh báo “những cuộc biều tình như vừa qua sẽ không giúp ích gì.”
Tiếp đó là sự kiện Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin và Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng đưa ra quan điểm khẳng định về sự kiện dân chúng tụ tập thể hiện lòng yêu nước.
Và ngay mới đây, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trả lời phỏng vấn BBC, cho rằng Quốc Hội nên thông qua Luật Biểu tình.
Thực tế, biểu tình hiện đã trở thành sự kiện chính trị nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay và thu hút dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.
Riêng với báo chí chính thống Việt Nam, lẽ ra theo luật định, phải lên tiếng định hướng, thì đã không chuyển tải.
Biểu tình là một khái niệm phổ thông trên thế giới, một quyền mà “tạo hoá ban cho” mọi con người. Việt Nam muốn phát triển không thể không hội nhập.
Bài viết này trình bày cơ sở khoa học, thực tiễn, không đề cập đến chính sách biểu tình, vốn tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ đòi hỏi của dân chúng và trách nhiệm của mọi đảng phái chính trị, nhà nước, trước nhân dân và vận mệnh mỗi quốc gia.
“Phạm trù bao trùm”
Khái niệm mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp, ở hầu hết các nước hiện đại về phương diện pháp lý đều thuộc phạm trù bao trùm “tụ tập.”
Điều này giải thích tại sao nước Đức đưa quyền tự do tụ tập vào Hiến pháp và ban hành Luật Tụ tập để điều chỉnh chung mọi hoạt động mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp.
Tác giả cho rằng các cuộc biểu tình yêu nước ở trong nước vừa qua có ý nghĩa ‘tầm cấp quốc gia’
Sự kiện người dân Việt Nam ở trong nước “tụ tập, đi ngang qua trước Đại Sứ quán, Tổng Lãnh sự Trung Quốc” các tuần trước được TTXVN đưa tin, hay Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Nguyễn Thể Kỷ, trả lời báo CAND, khẳng định thêm, đều sử dụng chính phạm trù bao trùm (“tụ tập”) này.
Về mặt kinh tế xã hội ngay cả hoạt động của các công ty, xí nghiệp, chợ búa, trường học, bệnh viện, tổ chức, cơ quan, đoàn thể, đảng, nhà nước, thực ra đều nằm trong phạm trù vừa nói.
Bởi không tụ tập thì không thể hoạt động, nhưng (hành động tập thể này) lại hoàn toàn do đạo luật khác điều chỉnh.
Bởi vì chúng khác về mục đích với mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp vốn chỉ nhằm thể hiện ý kiến, nguyện vọng, mong muốn, thái độ chính trị.
Khác với “tụ tập” trong gia tộc, dòng họ, cưới xin, giỗ chạp, tiệc tùng vốn thuộc về tình cảm; hay tụ tập sản xuất kinh doanh, buôn bán vốn thuộc về kinh tế, thị trường, việc tụ tập ở các cơ quan nhà nước thuộc về quyền lực.
“Tụ tập” mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội họp, hoàn toàn xuất phát từ tâm, không hề vụ lợi cá nhân, do người dân tự nguyện; nên phạm trù tụ tập với nội hàm trên được hiểu là tụ tập dân chúng, thuộc về xã hội dân sự, một quyền tự nhiên do “tạo hoá cho họ.”
“Khuyến khích, bảo vệ”
Điều này giải thích tại sao “tụ tập” được các nhà nước hiện đại khuyến khích, bảo vệ. Ở Đức tụ tập dân chúng gắn chặt với đời sống thường nhật, như không khí để thở, nước để uống.
Tụ tập diễn ra có khi chỉ vì một người vô gia cư bị giết, vì một đứa bé bị lạm dụng, một người nước ngoài bị tấn công, một đồng lương “chết đói“, một cảnh sát đánh người, một bản án bất công…
Tụ tập của người dân cũng diễn ra trước những công trình lớn như dự án xây dựng nhà ga hiện đại ở Stuttgart hiện tại vốn bị cáo buộc gây tác hại môi trường, cảnh quan, tới bao chính sách xã hội, bảo vệ môi trường không hợp lòng dân… và cả những việc có tầm quốc tế về một cuộc chiến tranh vô nghĩa, một chủ nghĩa cực đoan, hay một nhà nước độc tài…
Về mặt chính trị, ở đâu dân bất bình ở đó tất có tụ tập, nếu không, không thể nói dân làm chủ.
Ngược lại, nếu nhà nước bất chấp và cấm đoán, tất nó (phản ứng, bức xúc xã hội) sẽ tích tụ, cộng hưởng ngày một lớn hơn cho tới khi quá ngưỡng, chuyển qua bạo động mà Trung Đông hiện đang là bằng chứng sống.
Tụ tập, vì vậy, được các nhà nước hiện đại coi là hành động dân chúng tích cực tham gia vào quá trình hình thành chính sách nhà nước sao cho hợp lòng dân, không phó mặc cho cơ quan công quyền, bởi tự dân và vì chính dân.
Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững đất nước của họ.
Nhờ thế, mà thể chế chính trị ở những quốc gia này, với bất cứ đảng nào cầm quyền, dù là đảng cánh tả hay hữu, hay trung dung, hoặc với đảng cộng sản tham gia hiện nay, không hề bị lung lay, mà trái lại ngày càng hoàn thiện.
Trong khi đó, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, suốt cả thời kỳ tồn tại của nó cho đến trước khi sụp đổ, hầu như không có tụ tập dân chúng, bởi họ xuất phát từ ý thức hệ coi “quyền làm chủ của người dân phải thông qua nhà nước và bằng nhà nước.”
Hệ quả là sự ỷ lại cho nhà nước phải có trách nhiệm kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội đối với dân.
Biểu tình vì vậy cũng kệ mặc nhà nước, do nhà nước tổ chức hoặc ủy thác và nhằm phục vụ cho chủ trương chính sách nhà nước.
Nói cách khác, biểu tình là quyền nhà nước, giống như đất đai thuộc sở hữu nhà nước, chỉ khi cấp phép, dân mới được quyền sử dụng.
Hệ quả là chính Tổng bí thư cuối cùng của Đảng XHCN Thống nhất Đức (SED, CHDC Đức cũ), ông Egon Krenz, trong lần đối thoại trực tuyến trước đây với độc giả báo Tuần Việt Nam đã phải thừa nhận “sai lầm không thể cứu vãn” của đảng ông.
Đó là do “không thành công trong việc khuyến khích mọi người dân tham gia vào nền chính trị “, “lỡ cơ hội đối thoại cởi mở với dân chúng”, coi các quyết sách là thẩm quyền riêng của đảng và nhà nước, nhân dân chỉ thi hành, không được thể hiện bất bình.
‘Quyền hiến định’
Do ý nghĩa và vai trò to lớn quyết định vận mệnh đất nước như vậy, nên như ở Đức ngày nay, điều khoản Tự do tụ tập được hiến định tại phần đầu tiên, của điều 8 như sau:
Điểm (1), mọi công dân Đức có quyền, không báo trước, hay xin phép, tụ tập ôn hoà và không có vũ khí.
Tại điểm (2) còn quy định thêm: Riêng tụ tập ngoài trời, quyền đó có thể bị giới hạn bởi văn bản lập pháp.
Lý do của cụm từ “có thể” đó hoàn toàn không phải vì bản thân quyền tụ tập có vấn đề phải cắt xén, cũng không phải nhà nước sợ sụp đổ vì nó.
Bởi một mặt nhà nước chỉ là công cụ của dân, một khi toàn dân muốn đều có thể “đuổi được chính phủ,” không gì cấm nổi.
Mặt khác, một tập hợp người tay không, ôn hoà, có muốn cũng không thể gây tổn hại được gì cho nhà nước. Giới hạn quyền tụ tập họ đưa ra chỉ bởi tính chất ngoài trời có thể tổn hại nghiêm trọng đến chính người tham gia hoặc cộng đồng.
Giống như bất cứ quyền cơ bản nào, từ tự do đi lại, đến nơi ở, làm việc, tín ngưỡng… trong những tình huống đặc biệt, quyền tụ tập đều buộc phải chịu giới hạn để tránh tổn hại khi thực hiện quyền đó.
Điều đó được thể hiện nhất quán trong 33 điều khoản Luật Tụ tập (VersG) Liên bang Đức, như ở điều14 quy định:
‘Tụ tập ngoài trời phải báo trước với chính quyền chậm nhất sau 48 tiếng, với mục đích để nhà nước có biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn cho người tham gia, như ngăn đụng độ với các cuộc biểu tình đối lập xảy ra, bảo đảm hoạt động bình thường cho cộng đồng, giao thông, mua bán… ’
Các điều khoản hạn chế khác cũng đều nhằm mục đích đó, như ở điều 1 tước bỏ quyền tự do tụ tập đối với các đảng phái bị Toà án Hiến pháp cấm hoạt động, hay với những cá nhân tổ chức muốn xoá bỏ quyền tự do tụ tập. Điều 3 cấm mang theo vũ khí dụng cụ có thể gây thương tích người hoặc đập phá đồ vật.
Không phải xin cho
Tuy nhiên ngay cả giới hạn trên cũng không được vi phạm bản thân quyền tự do tụ tập, nên luật quy định bỏ cả giới hạn đó trong hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn tụ tập bột phát bởi một lý do tức thời, sẽ không cần báo trước.
Các biện pháp cảnh sát áp dụng để thực thi các điều khoản giới hạn trên cũng buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm, chẳng hạn bắt giữ, giải tán chỉ khi có dấu hiệu trực tiếp chứng minh được có sự ‘đe doạ an ninh, tính mạng’ và chỉ nhằm mục đích loại bỏ nguy cơ đe doạ đó, chứ không phải để cấm dân tụ tập.
Việc vi phạm luật tụ tập cả về phía người tham gia, lẫn nhà chức trách đều được chế tài, do toà án phán quyết, nghĩa là luật tụ tập áp dụng cho cả cơ quan công quyền lẫn người dân, để bảo đảm quyền tụ tập, chứ không phải trao cho cơ quan công quyền quyết định quyền đó.
Việc cảnh sát lẫn cơ quan công quyền ở Đức bị kiện vi phạm luật tụ tập xảy ra không hiếm.
Ở Việt Nam, điều 69 Hiến pháp 1992, cũng tương tự như Hiến pháp Đức quy định công dân “có quyền biểu tình” theo “quy định của pháp luật.”
Nghĩa là người dân có quyền biểu tình và nhà nước có trách nhiệm ban hành văn bản lập pháp để bảo đảm quyền đó (chứ không phải cho phép quyền đó).
Ở Đức, Hiến pháp hiện hành có hiệu lực từ 24 giờ, ngày 23/5/1949, thì 4 năm sau, ngày 24/7/1953 Luật tụ tập được ban hành.
Trong quãng thời gian 4 năm đó, nhiều cuộc mít-tinh, biểu tình, tuần hành, hội họp vẫn tự động theo đúng hiến pháp xảy ra thường nhật.
Nhưng nhà nước đã thiếu văn bản luật, đồng nghĩa với thiếu sự bảo hộ của nhà nước đối với quyền đó của công dân, đặt công dân và cả nhà nước vào thế rủi ro, hành động và hành xử thiếu chuẩn mực luật pháp.
Trách nhiệm đó thuộc về nhà nước không thuộc về công dân, nếu chẳng may họ tụ tập gây ra hệ quả tiêu cực không cố ý.
‘Gấp năm lần Đức’
Như hầu hết mọi quốc gia khác, Việt Nam hiến định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có trách nhiệm thi hành Hiến pháp, nhưng một văn bản lập pháp nhằm để thi hành điều 69, tính tới nay đã gần 20 năm, lâu gấp 5 lần ở nước Đức, đã không được ban hành.
Tuy nhiên, TTXVN cách đây không lâu đưa tin: “Sáng 5/6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Đây rõ ràng là một thực tế tầm cấp quốc gia, đặt ra đòi hỏi cấp bách hối thúc Quốc Hội nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của mình trước Hiến pháp, để một mặt bảo đảm cho quyền tụ tập dân chúng được thực thi an toàn.
Chỉ khi đó “tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc” “vốn qúy giá nhất” của công dân mới không dừng lại ở chỗ chỉ được thể hiện ở “một số ít người đã tự phát tụ tập”, như TTXVN nhận định.
Đồng thời việc này bảo đảm cho bộ máy an ninh thực thi phận sự theo đúng chuẩn mực pháp luật đòi hỏi, không gây ra những hình ảnh hành xử phản cảm được đưa lên khắp các trang mạng Internet như vừa qua.
Điều này đã vô tình để cả thế giới nhìn thấy và làm ảnh hưởng uy tín của chính họ (bộ máy an ninh) và xâu xa hơn, nó còn làm ảnh hưởng đến cả hình ảnh đất nước lẫn thể diện quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Phương, Chủ biên Thời báo Việt – Đức, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP Leipzig, CHLB Đức

.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Các nhà báo có thẻ, họ đang ở đâu ?




Từ khoảng gần 1 năm nay, chỉ số thị phần của nhà báo có thẻ đã tăng, dần đẩy lui các nhà " dân tự làm báo - các nhà báo tự do không thẻ ". Cuộc bứt phá vọt lên khá ngoạn mục, tất nhiên là trong âm thầm, và cũng tất nhiên là theo kiểu " Tằm lặng lẽ ăn Dâu" kiểu Trung Quốc, gặm lãnh thổ, ăn biển đảo của xứ Vịêt ta.

Lý giải hiện tượng này, không quá khó, cũng hay, và thú vị.

Triết lý tấn công năm ngoái là " phá mạng", đưa nhiều nhân lực công nghệ mạng, vác cuốc " Sinh Tử lệnh", mang búa " Tần thủy Hoàng" , lùng sục đập phá te tua, rồi lại lùng sục đập phá ngổn ngang tan nát. Cách này cũng có chút kết quả, nhưng phản cảm và vất vả ! Hay 1 nhưng dở 10.
Kiểu cũ này chung cuộc cũng chẳng đi tới đâu, có trăm trang địa chỉ bị phá thì, lập tức cả ngàn trang tiếp bước mọc lên ào ạt.

Triết lý tấn công ngày nay đã kín đáo thay đổi , Từ phá mạng, nay chuyển sang thế " Cạnh tranh - chiếm mạng". Với mục tiêu tạo ra thật nhiều trang " cập nhật tin tức Thời sự - Chính trị - Xã hội ", đưa tin nóng nhanh ( tất nhiên là tin nóng loại dưới thắt lưng ) , mang dáng dấp Lề Trái, đi đôi dép Dân chủ, cũng có chút Tinh hoa Nhân sỹ , dường cột nước nhà....

Có thể hình ảnh hóa vấn đề, theo cái cách vỉa hè như thế này : thời bao cấp, tính chất độc quyền bán hàng làm cho mặt hàng đơn điệu và đắt đỏ. Giờ thì thế giới phẳng hơn, nhiều cửa hàng bán phở tư nhân mọc lên, cả thành phố ngạt ngào mùi nước dùng , mùi hành tỏi, Gà thì vàng, Bò thì tươi, rẻ, sẵn, miếng nào ra miếng nấy. Mấy cái cửa hàng mỳ không hành không thịt, " phở không người lái", vô vị không ai vào ăn. Cái lợi , cái quyền độc quyền bán mua - bán, Xin - cho, khi mất khách, nó vác búa đi phá cửa hàng cửa hiệu không thuộc của nó. Càng trắng trợn tức tối, càng mất khách.


Cái mà thị trường cần và quay lại chi phối chợ, chính là 2 yếu tố cơ bản : Một là Chất Lượng của sản phẩm cụ thể đến với người sử dụng. Hai là sự cạnh tranh một cách lành mạnh, bình đẳng và minh bạch.


Phạm vào 1 trong 2, hoặc phạm cả 2 thì ...người tiêu dùng tẩy chay, chợ với qui luật tự nhiên của nó, sẽ thải loại cái loại " con buôn nhất thời, chụp giật, thất tín ".
Trước thực tế này, các đại gia đã sớm hiểu , phải tạo ra hệ thống các cửa hàng giống của " Nhà Buôn", với tiếng nói, giống tiếng của " Người Buôn". Hệ thống này sẽ kéo người tiêu dùng về nó, các cửa hàng tư nhân kia từ đông khách, sẽ bị san mất khách. Nếu hệ thống này phi hành tỏi thơm hơn nữa, nó sẽ chiếm hoàn toàn khách, việc xóa sổ trong cạnh tranh là điều luôn sẩy ra.

Nhưng, lại nhưng, đã giả thì không bao giờ hoàn toàn giống thật ! Nếu giống thật, thì không còn khái niệm về giả nữa.
Cái vị ngọt của xương, khác với cái ngọt của mì chính tàu.
Cái Chu đáo tận tình của nhân viên cửa hàng biết làm ăn bài bản và căn cơ, hoàn toàn không giống với cái phong cách khéo léo dịch vụ "chỉ biết có tiền", từ người chủ của nó ám ảnh và quyết định .

Trong bát phở, có cả văn hóa nhiều chiều, có cả lịch sử, truyền trống, lẽ sống, nhịp đi hiện tại, quĩ đạo chuyển động của tương lại có thể nhận đoán. Thậm chí, rất chính xác !

Các nhà báo có thẻ, họ đang ở đâu ?

Sau đây là 1 đoạn trao đổi qua lại , đưa về dán vào đây, nó có thể dùng như một " Kính chiếu Yêu". Một điểm tựa lí thuyết về sự thông thái của người tiêu dùng. ( còn về chi tiết cụ thể, đã viết ở Blogers Việt Nam , đôi điều đáng nghĩ ! http://arnet22.blogspot.com/2011/06/blogers-viet-nam-oi-ieu-ang-nghi.html )

.....



( giv) : Chân – Thiện – Mỹ dùng như một kính chiếu yêu, sẽ ra được vạn vật, dù , nắm xương Bạch cốt, hay ” Minh Đế “, dù “nhà báo”, “nhà giáo” có ẩn nấp trong mọi ” Nhân – Trí – Dũng – Lễ – Tín – Nghĩa” thâm nho đến mấy cũng phải hiện ra chính nó là nó, không khác được.


Giờ này, các nhân vật ấy không còn được sự kính trọng trên Internet nữa rồi, bạn ạ !

( Haie ): Đúng là dưới vỏ bọc nào cũng không thể che giấu được trước cái kính chiếu yêu Chân – Thiện – Mỹ. Bạn bình rất hay. Cám ơn nhiều.
.....





( giv ) : Tôi nghĩ đơn giản thế này : cái mặc định nằm trong mọi nhà văn, chắc chắn không thể khác là



1 Khả năng nghe, đọc và hiểu thấu mọi ngôn ngữ biểu đạt dù hiển ngôn hay mang hàm ý là rất tốt.



2 Rất cẩn trọng khi nói về nhân cách của những người cụ thể xung quanh. Nhà Văn là những người thợ bậc thầy, chuyên nghiệp xây dựng tâm hồn, nhân cách con người, họ ý thức rất rõ và rất coi trọng khi động đến vấn đề này.



3 Nhà văn, có thể lựa chọn trường phái thể loại riêng cho bút pháp giọng điệu, nhưng không thể ” có Chân bỏ Đẹp”. Không có sự triệt tiêu lẫn nhau giữa 3 cái chân-thiện- mỹ




Bạn phân tích rất khoa học và bao dung, cũng có cả phần tế nhị chắc chắn. Mình còn phải học bạn những điểm mạnh này.