Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Ai Cập, đền đài để thế giới chiêm ngưỡng.


Ai Cập, đền đài để thế giới chiêm ngưỡng.
Posted on 16/02/2011 by gioviet

.
Vu vơ nhìn thấy cái ảnh này trên một báo mạng , sao nó giống với kiểu tượng đài Chiến thắng . Bài viết thứ 100 này, như duyên phận, làm một mảnh đá nhỏ góp dưới chân của tượng đài Ai Cập vĩ đại.
Cách mạng Xanh, Đỏ, Da cam, Hoa nhài…thì báo chí thế giới và trong nước đưa quá nhiều, tuy độ trung thực của tin tức có khác hẳn nhau do cơ địa, do kiểm soát quản lý , chế độ chính trị v.v… Cách nay vài ngày, Ai Cập dưới sức mạnh của người dân, đòi hỏi chính quyền của tổng thống 70 tỷ phải go out, cuộc biểu tình bất bạo động đã thành công bước thứ nhất. Thụy sỹ tuyên bố phong tỏa tài sản của tổng thống Mubarak.
Cũng may, mình chẳng phải là tổng thống hay quan chức có lắm tiền, lắm tài sản mà phải tính mưu tính kế chống đỡ , tẩu tán…he, he !
Mỗi cái ba lô khoác vào là xong, kiểu này có khi phải sang Ai Cập du lịch một chuyến, nơi ấy vẫn là đền đài để thế giới chiêm ngưỡng.
Anh Chàng Cao Bồi Mỹ thì có hẳn một bài diễn văn trịnh trọng , ca ngợi làn sóng này vì anh ta cứ thích các nước đạt được tự do dân chủ bằng đấu tranh bất bạo động, sự vui mừng ra mặt này làm mọi người lại nhớ tới lối đánh hiểm hóc của người Mỹ : hạ nước lớn độc tài bằng vòng vâycác nước có nền dân chủ thực sự.
Có vẻ như thế giới bắt đầu bị hội chứng ” biểu tình đòi hỏi” ? Sau Ai Cập , giờ như bắt đầu Ỉran , AnGiêri và Yêmen nừa thì phải. Cũng có thể là hội chứng, cũng có thể là xu thế thời đại, kiểu kiểu ngủ vùi rồi đồng loạt đánh thức nhau dậy. Web mạng nhiều, cách đề cập, liên hệ phân tích cũng lắm, nhưng xem ra kết lại cũng chỉ là : bất công, áp bức cũng giống như chất chứa củi khô rơm khô. vấn đề chỉ còn lại là cháy vào lúc nào đó thôi !

Hay thật !

.

Ngày 6 tết

Ngày 6 tết
Posted on 10/02/2011 by gioviet
.

Phi xe 15 km về Hoài Đức. Vào ngôi đền ngày xưa, trong chiến tranh đã là lớp học cuối cấp 1 của mình, một dãy bàn xếp dài đón khách theo kiểu” đi tìm cái tiền”, cùng với khẩu hiệu tuyên truyền, cờ ngũ sắc chăng mắc kín đặc. Khi mới dừng chưa kịp xuống xe, ông trưởng ban tổ chức đã long trọng sải bước đến cạnh và chào mời vẻ đon đả và ” tràn trề niềm hy vọng” . Khi đựợc khách thập phương cho biết : muốn được chụp ảnh ngôi đền, ông ta rúm ngay người lại, sổ ra một tràng như đã lập trình : Anh phải làm đơn xin phép, gửi UBND duyệt, …. anh thông cảm, chúng tôi không để anh chụp bây giờ được! Anh thông cảm và hiểu cho chúng tôi vì …Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, sau là nhân dân làm chủ v.v…Sau loạt A, Bờ , Cờ mình hỏi ông ta : Tôi muốn gặp ông trưởng ban tổ chức lễ hội, ông ta hãnh diện chỉ vào cái tên xxx trong tờ thông báo to uỵch trước mặt :” tôi là trưởng ban tổ chức, tên tôi đây này”
Bó tay! Sau câu chào chiếu lệ, quay xe ngược ra ngay, không có nổi một tấm hình về lớp học cũ, về ngôi đèn xưa. Mình cảm nhận : xã này ắt đang có rất nhiều vấn đề về đát đai, những vi phạm qui định Nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.. nên họ sợ cánh báo chí, người đưa tin. Thật là hàng rào thép theo kiểu cổ lỗ !
Tiếp tục phi thêm vài km, rẽ vào ngôi đình làng . Nơi này, cách mấy chục năm mình đã tá túc. Ngôi đình vẫn giữ nguyên được vẻ cũ, ngoại trừ cái ao trước đình đã kè bằng đá. Cây gạo lớn cùng hàng dứa dại um tùm đã biến mất, danh giới dìa làng và đồng ruộng có lẽ đã đẩy ra xa, nhà mọc thêm thì ruộng đồng bé lại. Liệu bát cơm của dân trong xã có vơi đi không ?

đang gõ có việc cần phải đi, sẽ còn tiếp .