Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Tráng sỹ đang nơi đâu ? Nỏ Thần ơi !



Đất nước trong đêm đen.
Nỏ thần đang ngủ.
Mỵ châu rúc đầu trên cánh tay 16 chữ vàng Trọng Thủy
Lạm quyền nhầy nhụa.

Tráng sỹ đi đày chưa về
Ngục tù, con cò héo hon chờ ngóng
Trẻ thơ cũng buâng khuâng nhìn ra biển
Sóng mù khơi chập trùng.


Giặc ngự trong nhà, giặc đầy ngoài ngõ.
Tráng sỹ, về đây đi !
Người ơi, tuốt kiếm ra !
Nỏ Thần ơi , xung trận !




Nước mắt đang rơi ?
Lông ngỗng đang bay ?
Sau lưng, Hoàng thành đang cháy ?
Tráng sỹ ơi !.




...........................gioviet.Hanoi, tháng 6/2011

.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Cho nó cái thang dây

Nguồn 5xublog ( hay hay , vui vui, thì cóp vào, nào biết tác giả là ai ! )
-------


Cho nó cái thang dây.

Đằng sau phức tạp là đơn giản, cái này chân lý rồi, các bác đừng cãi nhé.
Em từ lâu đã nhận thấy từ lịch sử, giống như bác đại tướng Lê Đức Anh cũng mới nói trên bi nét là phải học từ lịch sử, nhất là lịch sử gần, có điều đơn giản là: quân đội trung hoa cả ngàn năm nay đánh nhau với nước ngoài toàn thua. Riêng quân đội của cộng hòa nhân dân trung hoa, tức là quân giải phóng con khỉ gì đấy, chưa đánh thắng ai bao giờ. Đánh trên đất liền, gặp Nga (Liên Xô) nó tát gãy răng mấy lần, đánh với VN ta thì bị ngáng chân ngã vỡ cả mặt.
Nhưng bọn tàu nó là cái nơi đẻ ra pháo hoa và múa sư tử, tức là những trò đùng đoàng đấm đá nhìn thì đẹp mắt hoành tráng kinh lắm, nhưng chỉ là biểu diễn. Hay cái võ nghệ của nó cũng thế, có lần em các bác xem TV có phỏng vấn Lý Tiểu Long. Anh này bảo: các bạn có biết tại sao phim võ thuật toàn là về thời xưa không? Vì thời nay nó rút súng bắn đoàng cái chết rồi, võ vẽ thì làm cái đ’o gì cho đời.

Nhưng mà nó bựa và khôn. Và nó kiên trì theo đuổi cái bá quyền xâm lược của nó. Nó canh me rất kỹ, khi nào tương quan lực lượng của nó vượt trội hoàn toàn, kiểu như một mười một tịt (nó mười, ta tịt) thì nó múc ta luôn. Nó múc tàn nhẫn, bất ngờ, không có hầm hè đe dọa. Theo kiểu nói của khựa là tiên thủ hạ vi cường, tiên cường vi thủ hạ cái mả mẹ gì đấy.

Năm 1954 thì phải, nó làm nhát, năm 1974 nó làm nhát, năm 1988 nó làm nhát nữa. Nó thắng tuyệt đối vì thời điểm ấy ta yếu tuyệt vọng. Ta ở đây bao gồm cả VNCH, một quốc gia hình thành từ hiệp định gì ở thụy sỹ, tự nhiên quên mẹ mất.
Phải nói rõ thế vì có cái công hàm 1958 (phải không nhỉ) nói với bắc kinh là: ok mày bảo 12 hải lý cái đ’o gì tao cũng ok hết, vì phần sau vĩ tuyến 17 là của nước khác, tao ok hay không ok với mày, thì mấy cái đảo ấy cũng là của người ta. Sau này hai nước thành một, cái gì dưới vĩ tuyến 17 là thành của chung (thế giới nó có cái luật khỉ gì về việc nhà nước sau được thừa kế cả quyền lợi tài sản lẫn trách nhiệm của cái nhà nước tiền thân của nó). Ví dụ về cái này hơi nhiều, bạn nào biết về cái học bổng VEF gì đấy chắc cũng biết tiền nợ nần chính phủ san qua san lại thành ra cái học bổng (nếu nhầm thì bỏ qua ví dụ này hehehe).

Quay lại việc so sánh với lịch sử, lần này nó có dám ra tay cái một đâu, chỉ dám cắt cáp nắn gân ta thôi. Nắn cả bạn Phi. Ai ngờ phản ứng của VN hơi bị rắn. Hết hải quân bắn thử đạn thật lại đến ban bố quy định miễn nhập ngũ. Thế là nó đang leo thang dở lại phải leo xuống, may mà nhà nó có sẵn thang. Mà nó không có mình cũng cho nó 1 cái thang dây để xuống cho nhanh. Ai hơi đâu dây dưa với thằng nhà giàu vừa trọc phú vừa du côn.

Quan trọng hơn, là lần đầu tiên VN bị dọa đánh mà lại lắm người bênh thế. Mừng rơi cả nước mắt. Thằng bé dạo này lớn khôn rồi, nên các anh thương thì phải. Mấy lần trước óanh nhau có được bênh thế đâu. Nghĩ cứ thấy mừng. Nhưng cũng hơi lo. Là họ bênh mình vì mình tốt, hay bênh mình chỉ vì ghét thằng kia quá. Hy vọng là họ cũng có thích mình chút đỉnh, gì thì gì mấy năm nay ngoại giao tốt thế còn gì.

Nhưng cái này mới là quan trọng nhất này, các bác cao cao mà có hơi hướng thân tàu, quả này chắc tỉnh ngộ rồi, ai mà dám thân với thằng hiếp dâm ở cạnh nhà mình. Còn toàn dân thì tỉnh ngộ hẳn (hy vọng thế): Rằng thì nghèo là hèn. Giờ cứ phải làm giàu rồi mua nhiều tàu chiến và tên lửa. Thằng bán vũ khí cho mình nó vui, nhân dân cũng vui, yên tâm làm ăn sản xuất, chỉ có bọn bành trướng là không vui. Ấy là nói thế, kiếm tiền thì không khó, nhưng kiếm nhiều tiền thì khó vãi ra.
Cái này thì bonus, bọn khựa tự nhiên làm vụ này, pr hoành tráng cho VN. Không hiểu sắp tới FDI vào VN có tăng không nữa. Hy vọng là tăng. Mà FDI thật ấy, ko phải FDI tố lên cho vui.
(Bài này viết cho tathy nhân dịp lâu lắm mới chui vào diễn đàn này chửi nhau với các bạn, copy về blog cất đi).

Về cái công hàm 1958, các bạn tathy bắt đầu cho ý kiến. Xu béo bắt đầu cập nhật vào comment phía dưới.


15 Responses to Cho nó cái thang dây

huongxua Tháng Sáu 15, 2011 lúc 1:46 sáng Trả lời
Thích bài này luôn!

Marchie Tháng Sáu 15, 2011 lúc 9:23 sáng Trả lời
Quá hay! “Tiên hạ thủ vi cường cái mả mẹ” nhà nó!

cf sua Tháng Sáu 15, 2011 lúc 9:26 sáng Trả lời
xu này mới thật là xu!

thelocojazz Tháng Sáu 15, 2011 lúc 10:16 sáng Trả lời
Hay quá đi anh Xu ơi. Đọc xong thấy lâng lâng thế nào ấy!

Blog của 5xu Tháng Sáu 15, 2011 lúc 10:44 sáng Trả lời
longcuchuoi viết:@5xu : bọn khốn kia nó lôi chuyện 1958 ra nhai lại trên Xinhua đấy, bạn Xu cho ý kiến chỉ đạo xem trên mặt trận phát ngôn thì mình nên đối đáp kiểu gì.
***5xu viết:Nó nói nó nghe. Cũng như Cuốc Hưng chửi khựa cũng toàn anh em ta nghe.
Nói thế thôi, chứ nó đưa chuyện 1958 ra chính thức thì chắc lãnh đạo nhà mình cũng sẽ có tiếng nói chính thức. Về phía anh em mình thông tin tù mù thì nên trả lời từng câu hỏi:
1. Cái tài liệu 1958 ấy là thật hay hàng tàu nhái? Anh thì đoán là thật.2. Nếu là thật thì nó có giá trị pháp lý gì không? Anh thì cho rằng chả có giá trị pháp lý đ’o gì, nó chỉ là dạng điện hiếu hỉ giữa mấy ông thủ tướng, ý này anh đã phân tích trong bài viết dài ngoằng đêm qua của anh.
***
Diver_Vika viết:
Bác 5xu nói đúng, những thỏa thuận, hiệp ước liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ sau khi được các vị tổng thống, thủ tướng trao đổi bàn bạc xong xuôi còn cần một thủ tục nữa đưa ra quốc hội biểu quyết thì mới có hiệu lực.
***Bismark viết:
1. Thấy bảo công hàm được đăng nguyên văn trên báo Nhân Dân ngày 22/9/1958. Các bác kiểm tra xem.
2. Giá trị pháp lý thì phải được Quốc hội thông qua chứ nhỉ? Gửi mỗi cái công hàm thì có giá trị đé o gì với một vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia.

Blog của 5xu Tháng Sáu 15, 2011 lúc 11:14 sáng Trả lời
Ectasy viết:Công hàm 1958 theo em có nghĩa lý dell gì đâu vì lúc đấy miền Nam đang kiểm soát đám đảo, ông miền Bắc không có tư cách gì quyết định những cái miền Nam đang giữ thời điểm đó. Tất nhiên, viết cái công hàm đấy là quá dở rồi.
***Yuki viếtEm thì nghĩ là mọi chuyện đều có cái thế của nó. Cụ Đồng chắc phải làm vậy là vì không có cách nào khác. Nhưng các bác am hiểu ở trên nói thì đây không phải vấn đề vì không có giá trị pháp lý. Cho nó giữ lại mà master*** thôi, chứ đem ra trước tòa quốc tế nó không có cửa. Thực chất trong quan hệ với chệt, mình chỉ lo nó hành xử theo luật rừng, nó mạnh mình yếu thế này dù sao vẫn phải tránh đối đầu trực tiếp không thì mình cũng chết.

Tuan Hong Tháng Sáu 15, 2011 lúc 11:55 sáng Trả lời
liệu nó có sợ thật mà cần thang leo xuống không chú Xu?? cháu thấy có gì đó thiếu tự tin lắm

Blog của 5xu Tháng Sáu 15, 2011 lúc 12:33 chiều Trả lời
slovensko85 viết:Còn đây là tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ CHND Trung Hoa :________DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)
The People’s Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
trích từ http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
***trà đá viết:Rất phê bác ạ. Hàng cũ thích hợp cho chiến thuật Kamikaze. Chắc các tướng lĩnh khựa cũng biết việc cảm tử quân VN sử dụng bom ba càng như nào.
Quên cái công hàm tình thế thời chiến ấy đi. Tâm nguyện lớn của khựa là không đưa tranh chấp biển Đông ra Tòa án quốc tế. Thi thoảng nó trưng ra cho vui thôi. Phi, Malay, Đài…xông vào tuyên bố chủ quyền trong vùng tranh chấp thì dựa trên cái công hàm mả mẹ nào.(5xu chú thích: Hàng cũ là chỉ Mig21 cũ, mấy hôm nay tự nhiên lôi ra tập luyện ầm ầm ở vùng trời Đà nẵng. Các bạn tathy kết hợp Mig21 cũ và tinh thần ôm bom ba càng bảo vệ thủ đô năm 1946 và quy đổi thành Kamikaze của Nhật)
***yuki viết:Với cả, công hàm chỉ là thư tín – nghĩa là nói chuyện cá nhân với cá nhân, chứ có phải là hiệp ước đâu, làm gì có giá trị pháp lý nào. Bọn chệt chỉ tung tẩy để lòe dân nó thôi chứ đem ra toàn án quốc tế thì ai người ta thèm đọc, cười cái rồi thôi.
Tình thế này đúng là chỉ có mỗi bài kamikaze thật, đây là cách duy nhất để nước nhỏ nói chuyện với nước lớn.

Blog của 5xu Tháng Sáu 15, 2011 lúc 1:30 chiều Trả lời
hoctro hn viết:
Vấn đề về công hàm 1958 là sự thực, và nguyên nhân là do ấu trĩ và thiếu viễn kiến của các cụ nhà mình thôi (đến ngay biển bạc dài dằng dặc như thế mà mãi đến gần đây mới nghĩ đến chuyện kinh tế biển với tăng cường hải quân). Về chuyện ấu trĩ bị xỏ mũi trong quan hệ với TQ thì đầy, nên xem hồi ký của ông cựu thứ trưởng Trần Quang Cơ để thấy một số cụ nhà ta ấu trĩ và bỉ xỏ mũi như thế nào (kiểu “bằng mọi giá phải bình thường hóa quan hệ với TQ để bảo vệ CNXH”, “TQ nó có đánh ta nhưng dù sao vẫn cùng là nước XHCN”). Thực ra câu chuyện ngày hôm nay là một trong những hệ lụy của cái sự ấu trĩ thời đó (cùng với chuyện bình thường hóa quan hệ bằng mọi giá với TQ là sự loại bỏ không thương tiếc Trần Xuân Bách, một Gorbachov made in VN, và loại bỏ thẳng tay, theo một trong những điều kiện bình thường hóa quan hệ của TQ đưa ra, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, một kiến trúc sư tài năng có viễn kiến cho kế hoạch chuyển hướng thân Mỹ, phương tây từ những năm cuối thập niên 70 và 80, và cho đến ngày hôm nay có thể con trai ông cũng sẽ bị bạn 4tốt ngăn không cho lên chỗ ông ngồi khi xưa?).
Để đấu lại cái lập luận của nó cũng khó phết đây, không đơn giản như các bạn nói đâu. Nếu nói là công hàm không có giá trị gì thì quá cùn bởi đồng chí PVĐ là đại diện chính phủ, công hàm có dấu quốc huy xịn không phải tờ giấy lộn. Còn nếu bảo là lúc đó thuộc Nam Việt Nam, bọn tôi có quyền gì đâu nên có nói cũng vô giá trị là không ổn, bởi vì từ trước đến này ĐCS, chính quyền của ĐCS chưa bao giờ công nhận tính legitimacy của chính quyền Nam Việt Nam (vẫn coi là Ngụy tay sai bọn xâm lược Mỹ) và luôn coi mình là chủ duy nhất, hợp pháp của toàn bộ VN, do đó lập luận như vậy cũng không ổn. Còn nếu nói là không thông qua QH thì càng buồn cười. Cái chính là do sự tương đồng và liên hệ mật thiết về thể chế chính trị, tư tưởng hệ (cái chó gì mà 4 tương mà Hồ Cẩm Đào nó nhét vào đầu các cụ nhà mình ấy) do đó TQ luôn bắt thóp được đa phần các cụ lãnh đạo VN, chuyện nó bắt báo chí mình dừng không được đưa tin về hàng độc hại của nó trên thế giới, chuyện nó bảo chính phủ mình phải xử lý người biểu tình chống nó, etc là vì nó biết rằng thông quan cái dây tư tưởng hệ và sự tương đồng trong thể chế nó có thể bắt ĐCS VN phải làm như vậy (đến ngay cụ trung tướng nhà mình bạc đầu rồi mà mấy hôm trước vẫn còn lên báo phát biểu rằng việc biển Đông phải xử lý trên tình anh em, đồng chí, giai cấp ). Ngay cả hiệp định biên giới trên bộ với nó cũng có thông qua quốc hội đâu? cắm mốc rồi sau này nó lần tiếp thì vẫn có cớ đấy.
Đổi mới thể chế chính trị, thay đổi chiến lược ngoại giao cũng góp phần tách ra khỏi ảnh hưởng vô hình của TQ ….
***5xu viết:
Thế tóm lại là bây giờ (và cả sau này) thì cái mẩu giấy ấy có tí giá trị pháp lý nào hay không. Vậy thôi. Còn lúc đó mình (và một số nước cùng phe) không công nhận chín thể của VNCH thì có nói lên cái gì đâu. Vì phần còn lại của thế giới nó công nhận VNCH, trong đó có LHQ. Ngay cả các nước hồi đó cùng phe với ta, bây giờ vẫn còn, nhưng mô hình thể chế khác rồi.
Bởi bây giờ thì nói chuyện giá trị pháp bây giờ thôi, còn lúc đó nay đã là …quá khứ (tuy lắm sai lầm hehehe).
***Ectasy viết:
Bây giờ Đài không thuộc Trung Quốc mà thằng Nhật nó bảo chỗ này, chỗ kia của Trung Quốc là của tao. Đài viết thư đồng ý với Nhật thì TQ có chịu không? Dell ai cho ông cái quyền đi công nhận chủ quyền hộ bên thứ 3 cái đang do người khác sở hữu.
Hồi đấy mà TQ tự cướp được mấy cái đảo trước khi Việt Nam thống nhất thì còn khó nói (như mấy cái nó đã cướp). Chứ đám còn lại do miền Bắc đi nhận bàn giao, lúc đấy miền Bắc mới sở hữu để được quyền tuyên bố đồng ý hay không.

Blog của 5xu Tháng Sáu 15, 2011 lúc 1:32 chiều Trả lời
Longcuchuoi viết:
Nhiều bạn có cái thú vui tao nhã là mang sai lầm trước đây ra đay nghiến rất là khoái trá.
Thằng giặc nó đến trước mặt rồi còn bảo khoan để tao phân tích sai lầm quá khứ, xong rồi tao còn phải đổi mới thể chế cái đã, rồi mới đánh mày được.
***
hoctrohn viết:
5xu: Nói chung vẫn có giá trị nhất định, nhưng tầm quan trọng của nó không như TQ phóng đại hiện nay. Gần đây có một bài của mấy bác Quỹ biển đông viết về cái này rồi, 5xu google đi, mình không phải chuyên gia về pháp luật.
Chuyện không công nhận là mình làm khó mình chứ tất nhiên chính thể VNCH cũng là một thành viên của LHQ khi nó tồn tại và được nhiều nước công nhận, cái chính là sợi dây tư tưởng hệ (và chót tuyên truyền bao năm rồi) khiến các cụ nhà mình không dám sử dụng lập luận đó, và TQ nó biết thừa để bắt thóp.
Nói đến chuyện chuyển hướng ngoại giao, trong topic này và một số topic mình cũng đã nói rồi, Vn đã bỏ lỡ nhiều cơ hội (cuối thập niên 70, 80, 90) để thoát khỏi ảnh hưởng của TQ. Cái bẫy “không xa không gần” của TQ là thế này: theo đường lối của Đặng lùn tiên sinh đề ra, thì trước hết phải “thào quang dưỡng hối” nằm thở, do đó thập niên 80-90-2000 TQ cần Mỹ và phương Tây hơn là ngược lại. Lúc đó chính là cơ hội lớn cho VN thoát khỏi cái bóng TQ, mà muốn như thế, đối nội phải dân chủ hóa thể chế chính trị (để có thể dễ hòa nhập hơn với cộng đồng văn mình, hồi đó đi nghe thằng Lý ba hoa là châu Á không thể có dân chủ, có thể nó đúng với cái thành phố Sing nhợn bé tý của nó, còn bây giờ Nhật, Hàn, etc chính là nhưng minh chứng cho thấy châu Á có thể dân chủ (dù là dân chủ không giáo pha tạp, nhưng còn tốt hơn chán các chế độ toàn trị)), đối ngoại phải chủ động làm player cắt bỏ cái dây buộc tư tưởng hệ để chơi đàng hoàng trên sân khấu chính trị thế giới. Thế nhưng ta đã làm ngược lại và rơi vào cái bẫy “không xa, không gần của TQ” tức là TQ mặc dù không muốn cho VN đi xa quá quỹ đạo TQ (do vị trí quan trọng của VN với TQ), TQ càng không muốn cho VN làm đệ ruột của mình để Mỹ hay Phương Tây chú ý (khi mà TQ rất cần VN) …
Phương án tối ưu là về mặt ngoại giao cho VN đi dây, nhưng thực chất đầu dây bên TQ, TQ nắm rất vững do đó là nửa dây tư tưởng hệ (và do đó luôn bắt thóp được các cụ lãnh đạo VN), sau đó sẽ thôn tính dần VN bằng sức mạnh mềm (kinh tế, chính trị, ngoại giao và văn hóa phim ảnh) … Đến lúc TQ lớn mạnh đến độ Mỹ và Phương tây cũng phải cần đến nó nhiều hơn (đố Mỹ hay phương tây bây giờ dám tẩy chay hàng made in china đấy?), và cũng do phát triển tất yếu của chế độ toàn trị (kiểu chó gì mà Lê Nin nó nói là chủ nghĩa đế quốc là tột cùng của chủ nghĩa tư bản mọi rợ ấy) thì lúc đó TQ sẽ ra mặt, Vn lúc này cô đơn vì chót đi dây nhưng chửi Mỹ, chửi phương tây, nhất nhất nói và làm theo TQ chơi với tất cả nhưng chẳng thực sự thành thật hay giúp đỡ thằng chó nào (trừ Lào, Campuchia) (nên giới diplomat nó mới có câu hài là: “When it forecasts rain in Beijing, people in Hanoi prepare umbrella) …. Nhận định này bản thân mình đã đưa ra từ hồi năm 2003 trong lúc cả nước đang được vận động đi biểu tình trước đại sứ quán Mỹ để phản đối Mỹ đánh Irag (trong khi đáng ra phải cử một đội ngũ y tá, bác sỹ đến giúp liên quân, hoặc phải sớm tham gia các hoạt động của LHQ như gìn giữ hòa bình thay vì ra rả chửi LHQ là bị Mỹ thao túng etc), trớ trêu thay TQ thì nó không phản ứng mạnh như vậy mà đưa các đoàn sang đàm phán với chính phủ mới của Irag để bán hàng và kiếm hợp đồng cho công nhân, công ty sang xây dựng Irag thời hậu chiến …. Về chuyện này năm đó anh Cao Huy Thuần có bài viết trên tờ thời đại về “Nam Tiến” thực chất là chiến lược kiểu “Thoát Á luận” của Nhật, thoát á luận thực chất là thoát khỏi cái bóng ảnh hưởng của TQ (về tư tưởng hệ, văn hóa, etc) từ xưa đến nay cứ đi copy theo các hoàng đế Trung Hoa (cả hoàng đế “đỏ”) thì chỉ có bốc shit và làm đệ mạt rệp cho anh ba Tầu …Bây giờ thực ra cũng muộn hơn rồi, vì mức độ phụ thuộc của Mỹ vào TQ đã lớn hơn nhiều hồi đó ….

Blog của 5xu Tháng Sáu 15, 2011 lúc 1:34 chiều Trả lời
yuki viết:
Em gúc đượng trên hoangsa.net có 1 bài tích phân của Tạp chí Thời đại (Times?) 1 ông luật gia nói gì về cái estoppel trong trường hợp này, các bác chịu khó đọc qua để thấy giới chuyên môn người ta đánh giá thế nào:
http://hoangsa.net/forum/showthread.php?t=1830&page=1
Nếu người chuyên gia phương Tây có quan điểm vậy thì ta cứ yên tâm lớn cái đã
Hơn nữa, theo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì Thủ tướng Chính phủ không có quyền quyết định về chủ quyền quốc gia, chỉ có các quyền sau đây:

Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
a) Thay mặt cho nước.
b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân.
c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.
d) Chủ toạ Hội đồng Chính phủ.
đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị.
e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự.
g) Đặc xá.
h) Ký hiệp ước với các nước.
i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.
k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như điều 38 đã định.
http://vi.wikisource.org/wiki/Hiá...g_hòa_1946
Mới cả các bác không phải tốn công sức làm cái việc này nữa, vì bọn chệt nó có dám ra tòa án quốc tế để nói lý đâu cơ chứ. Giờ là phải lo đối phó tình hình nguy cấp kia kìa.
(5xu chú thích: tình hình nguy cấp ý nói là chệt mang cái siêu giàn khoan khổng lồ của nó vào biển Đông của ta để khoan dầu, khoảng 3 tuần nữa là nó kéo dàn khoan vào).
***
hoctrohn viết:
@Longcuchuoi: Có đay nghiến đâu. Vấn đề là những chuyện như hôm nay nhiều người đã cảnh báo từ lâu rồi, nhắc lại chuyện cũ (ôn cố tri tân) không thừa Long ạ.@Esctacy nói buồn cười. Mối quan hệ threesome TQ, Đài Loan, Mỹ là nhạy cảm. Để ý mà xem bọn Đài nó cũng chiếm cứ ầm ầm ở Trường Sa (làm luôn cái đảo lớn nhất và xây đường băng trên đó), TQ nó có đếch gì đâu, vì phản đối là bị coi là công nhận Đài Loan ngay, Đài Loan với Nhật cũng vậy, hai anh này đều là đệ của Mỹ, Đài Loan rất phụ thuộc vào sự bảo trợ của Mỹ, mà chiến lược của Mỹ trong vụ threesome là chiến lược “fuzzy” cái này cậu từ google đọc và hiểu, do đó Đài Loan nó không dại gì mà lên tiếng phản đối Nhật chỉ để ủng hộ TQ, hay làm mất lòng Mỹ, nhưng nó cũng đếch tuyên bố Điều Ngư Đài là của Nhật hay thỏa hiệp với Nhật về cái đó, còn Nhật động đến đảo nó đang nắm nó quạng ngay (cách đây 5-6 năm có một vụ như vậy bạn lại google nhé).
Blog của 5xu
Leonardo viết:Cái tờ giấy đấy không có giá trị pháp lý quyết định, nhưng là 1 chi tiết gây bất lợi cho ta, như rất nhiều chi tiết khác có lợi mà ta đang sử dụng
***Ectasy viết:Sau 95 bình thường quan hệ với Mỹ rồi và Liên Xô đã sụp thì không nói, chứ trước đấy mình quay giáo theo Mỹ là không thể. Bác hoctrohn nghĩ đơn giản quá.
Ngày xưa Mỹ nó ủng hộ TQ vì nó muốn nuôi thằng cắn trộm Liên Xô, đối thủ nguy hiểm nhất của nó. Chứ bây giờ TQ đang nổi lên về mặt kinh tế lẫn quân sự như này, Mỹ sẽ e dè hơn, tìm cách kiềm chế hơn. Tất nhiên, mình xưa giờ vẫn chỉ là con tốt gió chiều nào che chiều ấy, và TQ đã không cho chúng ta lựa chọn nào khác với cái cách cư xử ngu xuẩn như hiện tại.
***Leonardo viết:Gần đây em thấy xuất hiện rất nhiều những cụm từ kiểu “chuyển hướng ngoại giao”, “các thời cơ bị bỏ lỡ”… Sai lầm thì tất nhiên là có. Việt Nam làm gì mà chẳng có sai lầm . Nhưng không đến nỗi là yếu tố quyết định vấn đề đâu.
Nước mình yếu, nghèo, chẳng có cái gì cầm trong tay để đổi chác nên cơ hội lựa chọn là cực ít. Nhiều bạn còn thắc mắc, “sao lúc đánh xong Mĩ rồi ta không ôm chân nó đi mà chọn Liên Xô?” Chết mất với những câu hỏi ngẫn như thế này
***Diver_Vika viết:@hoctrohn: trước năm 1975, VNCH và VNDCCH đều không phải là thành viên LHQ, chỉ có tư cách quan sát viên, hai bên đều mới có một số nước đồng minh công nhận về mặt ngoại giao thôi. Nếu LHQ công nhận VNDCCH và VNCH là thành viên đầy đủ, có nghĩa là đã công nhận có hai quốc gia VN (giống kiểu trên bán đảo Triều Tiên), lúc đó mà miền Bắc tiếp tục tấn công miền Nam thì gọi là xâm lược một quốc gia có chủ quyền cbn rồi Sau khi VN thống nhất và đổi tên thành CHXHCN Việt Nam thì mới chính thức là thành viên LHQ.
***Ectasy viết:Bác hoctrohn mắc cái bệnh lái xe bằng gương chiếu hậu. Ở thời điểm hiện tại mình nhìn về quá khứ thì thấy cái gì chẵng dễ. Giống như một số bạn thi thoảng kêu ca, tự trách tại sao 2006 không đi mua CK, 2007 không đầu cơ BĐS. Nhưng ở thời điểm đấy mình không làm thế vì mình không thể biết là ngày mai nó sẽ ra sao. Quá khứ chỉ có một nhưng tương lai lại có rất nhiều là thế. Đùa tí chứ khéo lúc cụ PVĐ ký cái văn bản trên có khi cụ không nghĩ là miền Bắc có khả năng thắng, vẫn phải nhờ TQ dài dài

cf sua
thăng long: đầu gấu, đầu gấu nữa, đầu gấu mãi )

Anh của Xu
Lâu mới đc đọc bài hay thế này. Lịt mịa, cứ viết thế này có phải hay không. Tự nhiên vác ba cái nhà thờ vào, mệt người hý hý hý

trieungant89
Cám ơn bác Xu

Một mình vào ngã ba biên giới

Nguồn: blog Huy Minh
-------

Sau lưng tôi là ngàn vạn núi đồi Tây Bắc.
Bên trái là dãy Phu Đen Đinh khổng lồ ôm trọn một dải biên thuỳ phân định Phong Xa Lỳ – Sầm Nưa với Lai Châu, thế giới của sơn dương và cầy cáo, đêm đêm vẫn dội lên tiếng guốc của nai, hoẵng, tiếng gầm của hổ và báo sao trong những thung lũng xa xôi.
Bên phải là dải Phu Si Lung cao tới tận mây xanh, xứ sở của mây mù, núi cao và khe sâu, của huyền thoại xa xưa lắm rồi về một cung điện hoa phù dung trong lòng đất đã sụp đổ từ lâu, chỉ còn trong ký ức cư dân sống ở lưng chừng những đỉnh non cao. Còn trước mắt tôi là Apachải, là bản Hà Nhì cuối cùng nằm ở cực Tây của Tổ quốc. Từ đây trở về Hà Nội phải mất ít nhất 10 ngày trời cho chặng đường non 1.000 cây số, trong đó có 7 ngày đi bộ. Nhìn lại mình: giày ba-ta rách nát, các ngón chân tụ huyết, đầy những vết cắn của vắt, ruồi vàng, cỏ gianh và đá sắc, toàn thân ớn lạnh vì mồ hôi và khí đá khi chiều đang dần tắt. Tôi không chắc lắm từ đỉnh dốc này mấy cây số đường chim bay nữa sẽ đến toạ độ 103o46’ kinh đông chia ba biên giới, đến bản Long Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đến bản Lầu Sì Pơ Chải và Si Ca Hồ, huyện Nhọt U, tỉnh Phong Xa Lỳ nước bạn Lào, nhưng chắc rằng đó đã là những chân trời khác, không còn là Tổ quốc tôi. Còn đây là thung lũng Apachải, một dải đất bằng phẳng hiếm hoi như tuột xuống từ chân mây, vàng rực rỡ trong rừng hoa cúc quỳ dại nở suốt thượng nguồn Mophí, nơi thị thành xa mãi sau lưng kia đêm đã xuống từ lâu, nhưng ở đây ánh tà dương vẫn còn sáng ửng trên những đỉnh đồi trùng điệp, nơi Tổ quốc giã từ ánh nắng.
Có bốn con đường đến được Apachải. Thứ nhất là đi trực thăng quân đội chỉ sử dụng khi có chiến tranh hoặc mưa lũ cực lớn, cần dùng cầu hàng không để vận chuyển lương thực. Thứ hai là đi từ Điện Biên Phủ đến Mường Lay, chờ một hai ngày có xe đi Siphaphìn, từ đó đi bộ dọc biên giới Việt – Lào xuyên rừng rậm chừng 6 ngày trời mới tới. Hai cách cuối trước hết đều phải đến Mường Tè, cách lòng chảo Điện Biên 200km. Từ đó có thể đi bộ khoảng 8 ngày qua các bản Giàng Ly Cha, Ngà Chổ, Nậm Dính, Nậm Khum, Leng Su Sìn, Tả Kho Khừ mới đến Apachải. Con đường này phải qua dốc Tà Tổng mà độ cao chỉ thua đèo Pha Đin nổi tiếng của Tây Bắc, leo cật lực một ngày mới lên đến đỉnh, một ngày nữa mới xuống hết dốc. Nếu không chỉ còn cách ngược thượng nguồn sông Đà bằng độc mộc, từ đó đi bộ 6 ngày qua các bản Si Nế, Mù Cả, Ma Ký, Ma Ú, San Sà Hồ, Gò Cứ, Sen Thượng… để đến Apachải. Đây là con đường gần nhất tôi chọn, từ huyện Mường Tè muốn vào chỉ… phải đi bộ có 150km nữa.
Hai giờ sáng tôi mò dậy xách ba lô ra bến xe Điện Biên Phủ. Có điều gì đó không bình thường đang diễn ra ở cái bến xe thường ngày thưa thớt này. Chiều hôm qua, trại C10 vừa trả tự do cho 35 người đàn ông vượt biên trái phép. Nhóm họ đi có 200 người, toàn là nông dân ở Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị vay tiền ngân hàng chui lủi đến tam giác vàng, vùng giáp ranh Mianma, Lào, Trung Quốc lặn lội tìm trầm, bị quân đội Lào trục xuất. Cả đêm qua họ uống rượu, đánh nhau, chửi nhau bằng tiếng Lào, tiếng Thái, trút lên đầu nhau những uất hận sau những chuyến đi dài ròng rã, nhưng ở nơi đất khách quê người không dám nói thành lời. Những người đàn ông mặt mũi lì lợm, tóc trùm tai cợp gáy, môi thâm, mắt trắng, ngồi thành từng nhóm, hút thuốc như điên. Kẻ thì nhảy lên ôtô vừa van nài vừa dọa nạt tài xế cho về đến được quê nhà, người thì móc những đồng bạc Thái, đôla nhàu nát giấu trong những con mắt giả, dán sau vành tai, cuộn trong quần lót hoặc những vết thương nào đó trên cơ thể, đổi thuốc, rượu, bánh mì. Tôi chuẩn bị bước tiếp vào một trong những con đường mà họ đã đi qua.Chưa khởi hành đã gặp điều lo lắng – có thể phải đợi thêm nhiều thời gian sau mới đến được Mường Tè vì không có người đi. Ông tài chạy chuyến này suốt ba hôm sáng nào cũng đánh xe ra bến rồi lại về không. Cuối cùng xe cũng rời bến với tôi, hai người lính và một người thợ làm đường.Lính biên phòng tiểu khu 40 đóng tại Mường Tè bảo, vào Apachải có 36 kiểu chết: cây đổ, nước cuốn – chết; đất lở, lửa cháy chạy không kịp – chết; rắn cắn, sốt rét, lạc rừng – chết… Vào mùa khô, gió Lào thổi như hắt lửa, lá rừng vỡ vụn dưới bước chân người, lửa rừng cháy suốt đêm trên những đồi cỏ gianh vàng vọt, có những chặng đường đi cả ngày không kiếm nổi một giọt nước. Mùa mưa, đường mòn ngập bùn đến đầu gối, muỗi vắt nhiều vô kể, đất đá trượt ầm ầm trong những thung lũng vắng, suối cuốn trôi trâu, cây rừng mọc nhanh như phù phép, người đi một tay chống gậy, một tay cầm dao phát liên tục mới luồn qua nổi… Xin giấy phép ra vào khu vực biên giới, công an huyện ký cho tôi đi hẳn 2 tháng. Từ xưa đến nay, dù là cán bộ lâu năm ở huyện vào Apachải bao giờ cũng phải có hai người, lỡ ngã bệnh, gãy chân còn cõng nhau ra. Dạng VIP mới được mang theo vô tuyến điện, xảy ra bất trắc thì gọi trực thăng vào cứu. Huyện Mường Tè hiện có 5 cán bộ vào Apachải làm việc, đi đã 47 ngày chưa thấy trở ra, cũng không có tin tức gì hết cả. Khách lạ mặt vào ngã ba biên giới được nửa đường không còn sức quay ra, thì chỉ có mỗi một trò là vào bản nào đó, nói dăm ba câu bậy bạ, dân quân xã sẽ không ngần ngại trói cổ lại, đánh cho một trận rồi vứt lên lưng ngựa giải suốt ngày đêm về huyện.Chặng đầu tiên là ngược sông Đà. Sông Đà ở thượng nguồn danh bất hư truyền, không giấu giếm phô diễn sức mạnh hoang dại của nó. Sông Đà quanh năm nguy hiểm. Mùa lũ đổ về, có những khúc sông rộng thêm hàng trăm mét, nước ngầu đỏ thúc điên cuồng vào các khối núi chắn đường, tạo thành vực xoáy khổng lồ, nhấn chìm từng thân đại thụ lạc dòng nhẹ nhàng như bèo tấm rồi quăng khỏi mặt nước ở mãi dưới xa. Mùa khô, lòng sông cạn phơi đầy đá tảng, tạo thành những chuỗi cạm bẫy dài vô tận, gầm réo suốt ngày đêm. Ngày tôi đi, thuỷ chế ở mức trung bình nhưng sông Đà lại che giấu trong lòng mình một ẩn hoạ không ai lường trước được – những cây gỗ bị lũ lột truồng cành lá lăn vô định dưới đáy nước là ma trận thiên biến vạn hoá, mà chỉ có những hoa nước nhỏ nở lục bục trên mặt sông là dấu hiệu duy nhất ngầm báo sự có mặt của chúng.Chiếc xuồng gỗ 40 mã lực dài tới gần 10 mét, mũi cong vút như cánh cung chỉ là một trò chơi con trẻ của dòng nước lũ. Lái xuồng ngược sông Đà có đoạn cần tới hai người nữa: một tát nước tràn vào, một ngồi ở mũi căng áo mưa chắn bọt nước cho người sau khỏi ướt. Lại có những đoạn sông Đà đột nhiên yên ả, phẳng lặng đến lạ thường. Đá ngũ sắc trên các triền núi thẳng đứng soi vẻ thiên kiều bá mị xuống lòng sông trải dài như một tấm gương. Khói xanh từ các mái nhà sàn người Cống, người Thái nằm vắt vẻo trên những đỉnh đồi cho khách lữ hành một cảm giác thanh bình tuyệt đối. Người Mường Tè bảo: sông Đà dữ nhưng không ai sợ sông Đà, có lẽ chẳng sai vì sông Đà đẹp quá. Ngày trở về, nghe tiếng thác sông Đà gào thét từ tận bên kia hai dãy núi mà kẻ xuyên rừng lâu ngày vui mừng như nhận ra tiếng gọi của người thân.Chừng một giờ xuồng nữa sẽ đến biên giới Việt – Trung, tôi xin xuống. Từ đây tôi chỉ còn có một mình. Đèo Pác Ma thực chất là một bờ sông lớn, dốc thót ruột, leo được một nửa đã chực muốn quay về. Cho đến khi sương chiều dăng đầy đồi núi vẫn không thấy bóng dáng một nóc nhà sàn. Sau một sườn đèo, bỗng vỡ oà tiếng trẻ con cười nói, tiếng chày giã gạo của dân bản Si Nế từ bên kia thung lũng – mệt mỏi lập tức tuột ra khỏi người, trong cảm giác hạnh phúc được nghe thấy thanh âm đồng loại.Sáng hôm sau tôi dậy sớm, tiếp tục đi. Lại một thân, một mình men theo con suối Nậm Ma. Ngày ở đây chỉ nắng dăm tiếng ban trưa, thời gian còn lại ngập chìm trong sương mù đặc quánh. Người Hà Nhì đi nương, đi săn chỉ có đôi chân trần, đi từ bản nọ đến bản kia mới dùng đến dép. Tôi cứ theo dấu dép hằn trên đất đồi, rêu đá, trên tầng lá mục đầy muỗi, vắt mà đi. Sau những góc núi khuất, chim rừng giật mình đập cánh bay từng đàn lớn. Rừng không bao giờ yên tĩnh bởi gió, cành khô rơi, nước chảy và những tiếng sột soạt kéo dài vô tận. Lại có những lối mòn yên tĩnh đến lạnh sống lưng khiến người đi phải khua gậy vào thân cây ven đường cho bớt sợ.Si Nế đang hoan hỉ đón sự trở về sau 35 năm xa bản nhỏ của thầy giáo Anh hùng Nguyễn Văn Bôn – huyền thoại của một thời hoá giải lời nguyền “người Hà Nhì lội qua suối bị lừa ăn mất chữ”. Bây giờ dăm ngày người Si Nế mới gặp một dấu chân trâu rừng bên suối, một cây dổi bị gấu bẻ cụt ngọn, chứ thuở thầy Bôn mới đặt chân đến đất này, hươu nai đi thành từng đàn lớn, rừng không có đường mòn, ruồi vàng, bọ chó nhiều vô kể. Ngày ấy người Hà Nhì ở Si Nế không một ai biết tiếng phổ thông, đói bẻ ngọn sậy non mà ăn, rét lấy tro khô trong bếp rắc lên chân cho đỡ lạnh. Năm 1959, theo tiếng gọi của Đảng, thầy Bôn cùng vài người bạn lặn lội lên đây, ngày đó mới 21 tuổi. Nhờ một người bản xứ công tác dưới huyện Mường Tè làm phiên dịch, suốt hai tháng trời, thầy Bôn qua lại bảy bản ở Mù Cả, vận động tất cả trẻ con 8-12 tuổi về học tập trung, được tổng cộng 40 em cả trai lẫn gái, ghẻ đầy mình, chấy đầy đầu, khi đến mang theo… 40 bàn đèn thuốc phiện bằng đồng cổ. Thầy Bôn nhờ dân chặt tre làm trường, làm ký túc xá dân lập đầu tiên trong cả nước ở rẻo cao. Dầu không có, bút không có, thầy dạy trò cầm que viết lên không cho quen cổ tay, rồi viết xuống đất, viết lên lá chuối, ngày dạy học chữ, tối nhảy múa. Biết chữ rồi, người có trình độ già lớp 1, non lớp 2, lại quay về bản dạy cho dân mình. Thế mà cuối cùng có được tới gần 200 học sinh tất cả, nhiều người sau này về tỉnh nên danh phận. Những cái tên như Lý Khai Phà, Lý Phi Chờ, Lý Xé Hừ, Lý Pờ Sơ… là niềm tự hào của tất cả mọi cư dân ở ngã ba biên giới.Nghe tin thầy về thăm đất cũ, có những người đàn ông bạc đầu chắp tay lạy thầy rồi sụp xuống khóc. Thầy rời bản Mù Cả về đây, bà con còn đi sau tiễn tới nửa ngày đường, kêu qua thung lũng “Ơ, thầy giáo ơi”. Tôi ngồi ghi câu chuyện cũ của người thầy giáo già trong bóng đèn dầu tù mù, ngẩng đầu lên đã thấy bà con đến xem ngồi chật nếp nhà gianh…Gần nửa đêm, bà con kéo nhau ra một sườn đồi khá rộng hát, xoè. Con gái mặc áo thí mo, mũ uxo, váy dài tự khâu bằng vỏ chăn con công múa suốt đêm không biết mệt – đây là điệu Là le mi só le, kia là điệu Lá lá so phà… Con trai đệm đàn nà khơ, nhị xí gó, làm bằng hộp xà phòng và dây câu cá, thổi sáo mế đu, khoét từ thân cây đót vẫn làm chổi quét nhà trong tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng lép bép của lửa đêm. Ai cũng phải hát, phải xoè. Giữa đêm, mọi người kéo nhau về nhà trưởng bản, cơm gạo nương đỏ đựng vào xô, rượu uống bằng bát, rau thơm hái trên núi về để cả rễ chấm lụ khạ pá xì vừa chát vừa cay, không say không đứng dậy. Uống xong là mổ lợn treo đuôi lên xà nhà xẻo thịt ăn dần, và lại giã gạo, nhảy múa, gõ trống cho đến sáng.Đêm ấy, trong tiếng sáo bố lố của Pờ Phí Chừ, một người đàn ông bị gấu vồ rách mặt thổi ru thầy, Lương Đức Cường, lính biên phòng đồn 315 về gác cho dân, ôm tôi ngủ chung cho đỡ lạnh. Cường quê Hải Dương, mới ốm dậy từ một trận sốt rét không có thuốc tiêm, tưởng chết. Cường nhập ngũ cách đây 2 năm, bạn bè đưa ra bến xe biết đi Lai Châu đều khóc. Thế mà người lính ấy, trong câu chuyện xa quê, đã kể rằng, Tết miền xuôi năm nay không về dù đã được ra quân. Chưa chia tay mà đã nhớ thượng nguồn, thác ghềnh, sương gió và đá núi, nhớ những chủ nhân của ngã ba biên giới.Sáng hôm sau tôi dậy sớm, ăn dăm miếng bánh cha le, giống như bánh bột lọc dưới xuôi, chấm mật mía cho đúng lệ đồng bào rồi tiếp tục cuộc hành trình đã định của mình.Tôi đến bản Mù Cả khi trời vừa sụp tối. Người Mù Cả cũng hiếu khách như bất kỳ ở bản Hà Nhì nào khác – nhà dù đói rách đến đâu cũng có riêng một giường cho khách qua đường nghỉ lại. Khách đến bản vào nhà nào cũng được, có thể để ba lô ở nhà này, lại ăn cơm ở nhà kia. Tôi nghỉ nhà Toán Ma Tơ. Trong khi tôi vừa ngâm chân bằng nước nóng hoà muối và cao Sao Vàng vừa hỏi chủ nhà đủ thứ chuyện, thì vợ anh ngồi cặm cụi hong quần áo, giầy ướt cho khách trên bếp lửa. Ngày hôm sau sẽ rất mệt mỏi trên con đường chừng 30 cây số mà dân bản địa gọi là “đường ngựa đứt hơi”, tôi xin phép đi nghỉ sớm. Nửa đêm chợt tỉnh vì gió lạnh thổi sương luồn vào chăn mỏng, tôi nghe tiếng con gái Ma Tơ nói chuyện với một chàng trai trên giường ngay cạnh. Sẩm tối vào nhà, rõ ràng cô bé này chưa tròn 15 tuổi. Hoá ra con gái Hà Nhì yêu rất sớm, chuyện chăn gối với người mình yêu ngay tại nhà bố mẹ đẻ cũng tự nhiên như việc hít thở khí trời vậy. Nay có thể yêu người này, mai người khác không ai cấm, nhưng khi cưới nhau rồi thì phải chung thuỷ cho tới tận ngày nằm xuống đất. Khách đến, con gái chủ nhà ở trong buồng rũ chăn, rũ chiếu mà khách không “biết điều” vào ngủ cùng thì tối đó không có chăn mà đắp, sáng dậy không có cơm nắm mà mang đi đường. Vậy mà khi tôi ngồi nói chuyện, có tới ba cô mặc rất diện vào túm tay lôi đi, nói một tràng gì đó. Ma Tơ bảo, nó khen cán bộ đẹp trai, rủ ra đồi chụp ảnh. Tôi nhờ Ma Tơ nói lại rằng trời đầy sương thế này thì làm sao mà chụp được, với lại cán bộ đau như rụng mất chân rồi.Ma Tơ đập tôi dậy thật sớm, bắt uống rượu thật nhiều: “Cán bộ uống cho ấm, đi cho đỡ mệt”. Quả thật đoạn đường từ Mù Cả đến Ma Ký dài 7 cây số chỉ đi mất gần hai giờ. Nhưng tan rượu thì lạnh thấu xương, khớp chân rã rời không tuân theo ý mình nữa. Qua Ma Ký chừng hai tiếng thì điều lo sợ nhất đã xảy ra. Hết một khe suối nhỏ, đường mòn chia thành sáu ngả. Ngồi đợi gần nửa giờ mà chẳng có ai qua để hỏi đường, tôi đánh liều đi vào một ngả, một lát thì hết lối. Đường thứ hai càng đi càng rậm rạp, thiếu dấu chân người. Có dăm nóc nhà sàn thấp thoáng, tôi đi cố đến để hỏi đường. Không một bóng người, cái bản ma quỷ này đã chết từ lâu trong sương gió. Lạc đường. Trời đầy mây mù, không còn biết đâu là phương hướng, tôi đã thành một thứ trò chơi của rừng già. Chưa bao giờ tôi có cảm giác cụ thể hơn về sự cô độc đến vậy. Tôi không dám đứng ở đó lâu, rẽ cỏ tìm dấu chân mình quay ngược trở lại, đoạn nào đi được thì đi, đoạn nào chạy được thì chạy, lộn về Mù Cả.Dân bản cho hay, nếu tiếp tục đi xuyên qua cái bản hoang tàn đó ba giờ nữa sẽ sang đất Trung Quốc, còn con đường tôi cần đi cách ngã sáu chưa đầy 50 mét, nằm trên lưng chừng vách đá. Một lát sau tôi có khách đến thăm, đó là Vương Đình Châu, Phó đồn biên phòng 315 được một người lính đi kèm dìu đến. Anh Châu bị sốt rét đã ba ngày, người xanh rớt, từ bản Mù Sung gắng gượng chống gậy về được đến đây, thấy vết giầy lạ đoán là có khách dưới xuôi nên tìm xin thuốc cảm. Anh Châu bảo: “Em quay về đi, từ đây vào Apachải còn 70 cây số nữa, xuống sức em không đến nổi đâu”. Tôi nghĩ bốn ngày quay về còn ngại hơn, nên quyết định đi tiếp, rồi muốn ra sao thì ra. Tối anh Châu đi tìm khắp bản, có Vù Á Hoa ngày mai đi sâu vào Ma Ú, dặn đi dặn lại cho tôi được đi cùng.Á Hoa dáng đi hơi cúi, người gầy nhỏ nhưng sẵn lòng mang hộ ba lô, có đoạn còn cõng qua suối, cởi giầy, bắt vắt cho tôi. Lòng tốt của anh lúc đầu khiến tôi ngờ vực. Tôi thử rút tiền gửi nhưng Á Hoa không lấy, cởi áo tặng không nhận, cho thuốc cảm không nghe. Mãi sau mới rõ Á Hoa nghiện suốt 8 năm, bị nhiều người xua đuổi. Còn tôi, người Kinh miền xuôi, chịu đi cùng, chịu nghe kể lại những đoạn đời này là một điều gì đó anh chưa bao giờ dám mơ tới. Á Hoa mời tôi vào nhà ăn cơm trưa bằng được, lụt cụt chạy xuống suối đánh cá, ra đồi đuổi gà làm cơm. Giữ tôi ở lại chờ ngày trăng tàn vào mỏ muối Mồ Pá Chù săn nai không được, Á Hoa mang ba lô tiễn tôi gần năm cây số. Á Hoa bắt tôi nhớ khi đi đến đoạn suối có rất nhiều cổ thụ, ong làm tổ thành từng đàn lớn thì đặt vào tảng đá ven hồ nhỏ hai điếu thuốc lào, và đi tiếp không được quay đầu nhìn lại. Gặng hỏi mãi Á Hoa mới kể rằng, đoạn suối đó có ma thiêng, trâu bò không dám lội, dù giông gió thế nào cũng không một chiếc lá rơi được vào mặt nước. Người xưa đến đây dựng bản kể lại, ngồi để tay ra sau lưng cầu xin còn được ma cho bát, cho nồi. Á Hoa tháo con dao găm có vỏ da rất đẹp đeo bên người tặng bạn để hộ thân. Chào nhau, Á Hoa khóc. Sau này mới biết thêm rằng, Á Hoa đã đóng một mảnh giấy vào thân cây ven đường mòn nhờ người qua lại, có ai gặp tôi thì gửi lời mời hẹn ngày quay lại uống thêm với anh vài bát rượu.Càng vào sâu vùng ngã ba biến giới càng thấy nghèo đói. Trẻ con bản Gò Cứ thấy khách miền xuôi, trần truồng chạy theo đông như kiến. Bản Gò Cứ, theo cách nói của bà con, rẽ cá mới thấy nước, ra vườn hái rau không nhanh bằng xuống suối quăng chài, mà dân thiếu thốn đủ bề. Người Gò Cứ hầu hết mù chữ, không nói được tiếng Kinh – cả bản có 82 nóc nhà nhưng chỉ 9 hộ đủ ăn mùa giáp hạt. Lưỡi cày thiếu, dao phát nương cũng thiếu. Đã thế đêm nào lợn rừng cũng về hàng đàn hai, ba mươi con phá ngô, phá sắn. Lồ Ô Vô mới 32 tuổi đầu mà có tới 10 con, vợ quanh năm chỉ nằm ở nhà mà đẻ. Sốt rét triền miên, mỗi lần cử người về PácMa xin thuốc chỉ được 30 viên đựng không đầy một bát, cả bản dành dụm bẻ đôi chia nhau cũng không đủ. Trưởng bản Pờ O Xá người như ma rừng, quần áo rách phải buộc túm bằng lạt, nửa đêm còn làm thịt một con chó ba cân đãi khách. Anh Xá lo rằng một năm nữa Gò Cứ sẽ không còn người có trình độ lớp năm, đi họp ở xã biết ghi cái chữ ra giấy về phổ biến lại cho bà con, thay anh làm trưởng bản. Lời nguyền “người Hà Nhì lội qua suối bị lừa ăn mất chữ” đến giờ vẫn còn dai dẳng. Trẻ con giỏi lắm chỉ hết lớp 2, muốn học tiếp phải về Mù Cả theo con đường “ngựa đứt hơi” đến người lớn còn phải đi mất 9 tiếng, sao đi nổi? Người ta quên mất những bản làng heo hút này, hay không làm gì nổi? Nghỉ dừng chân ở nhà nào, dù chỉ uống một bát nước đun sôi, tôi cũng vờ để quên một cái gì đó: áo mưa, đèn pin, dao cạo râu, bật lửa… Một chút cũng có thể giúp họ đỡ nhọc nhằn.Từ Gò Cứ lên Sen Thượng, người ở đây gọi là “con đường khỉ”. Đường dài gần 20 km dọc suối, bám vách đá bên này chán lại lội sang bám vách đá bên kia. Suối Mophí có chỗ lội sâu ngang bụng, nước lạnh buốt xương, lính biên phòng vào nhập ngũ dân bản phải túm thắt lưng dắt đi từng bước một. Lội Mophí, đã ngã là chết, đầu gối va vào đá sẽ không đứng lên được nữa, cứ thế bị nước cuốn trôi. Trước ngày tôi đi hai tuần, một thiếu nữ Apachải đội muối bị nước cuốn, dân bản vừa khóc vừa đuổi theo tìm xác suốt 7 ngày trời mới thấy. Đó không phải là xác nữa mà là một cái túi da người lổn nhổn xương vụn vì ghềnh thác, tóc rối bời vì nước xoáy.Trên những doi cát dài bốc hơi ngùn ngụt trong nắng trưa, thỉnh thoảng lại xuất hiện những dấu chân hươu to như miệng bát. Cá suối đuôi đỏ như lửa nghe tiếng chân người, chạy bắn nước. Trong những vực sâu, vẫn còn những con to như đứa trẻ, muốn bắt phải dùng sào đuổi ra dòng cạn rồi dùng súng bắn. Những con rắn đen, trắng nhỏ như chiếc đũa cuộn mình ngủ ngon lành trong các hốc đá, mặc người đi lại, những vạt cỏ gianh dài hai, ba trăm mét muốn vượt qua không phải là đi, mà là chui, lá sắc cào rách bất kỳ phần cơ thể nào lộ ra ngoài quần áo. “Năm nay mưa nhiều cỏ rậm, rồi hai tháng nữa lửa rừng sẽ lại cháy suốt đêm thôi” – người Sen Thượng nhìn trời bảo thế.Bản Sen Thượng đón chào tôi bằng hai cô gái trần truồng tắm suối, té nước líu lo rủ cán bộ xuống tắm cùng. Một cô chạy lên bờ chả ngại ngùng gì: “Cán bộ ơi, cho A Nhí xin một ít xà phòng thơm đi”. A Nhí đợi tôi cho xà phòng mỏi cả chân trần. Chủ tịch HĐND xã Xín Thầu – Chu Xế Chừ, tiếp khách lạ mà như đón bạn cố tri, mời thịt gà rừng, cá pàxì, tối đến tự tay anh đem cao trăn nướng trên than hồng hoà rượu. Sau ngày chiến tranh biên giới, đã gần 20 năm rồi không có nhà báo dưới xuôi vào Sen Thượng. Đó là một lý do và anh cũng có cho riêng mình một lý do nữa. Anh đã từng là một người lính cụ Hồ về quê nhà và không đi đâu thêm được nữa. Xế Chừ coi tôi là một dịp may chưa từng có, có thể đem giùm anh lá thư về Hà Nội cho người bạn một thời điếu thuốc hút chung trên đường hành quân. Khi bà con nghe tin nhà báo về bản kéo đến chật nhà, kể biết bao chuyện buồn vui đã về hết, tôi chứng kiến Xế Chừ ngồi chong đèn, mắt ướt viết thư cho bạn. Sen Thượng xa lắm Hà Nội ơi. Thế mà còn phải một ngày dầm mình trong suối lạnh suốt đoạn đường 24 cây số nữa mới đến được Apachải.Sáu giờ chiều, trước mặt tôi là Apachải, là bản cực Tây của Tổ quốc, của giống nòi tự do, nơi một con gà gáy ba nước nghe tiếng. Tôi dựa lưng vào vách núi ngắm nhìn ước mơ nhỏ từ thời cấp 3 của mình, nhận thấy đã hoàn toàn kiệt sức. Chấn thuỷ rất đau vì gan phải làm việc liên tục, uống rượu quá nhiều, không đêm nào dám ngủ đẫy giấc, không đỉnh đèo nào dám ngồi nghỉ quá lâu. Chuyến đi dài mà dân trong làng báo vẫn gọi là “conscience tour – chuyến đi của lương tâm” đã tới được nơi cần đến.Còn có nơi nào xa xôi hơn Apachải? Một bát muối mang lên được đến đây giá 12.000đ, gia đình nào trong bản có người tật bệnh mà quân y đồn 405 không cứu nổi, có nghĩa là chết. Dân Apachải trồng được lúa, nuôi được trâu, rau trồng ra để cho già chết đi mà không bán đi đâu được, không làm sao giàu có nổi. Năm 1982, thấy dân cõng một tấn lúa nhọc nhằn ra được đến huyện đổi muối, đổi dầu không bằng xách một cân thuốc phiện, một số vị lãnh đạo đã xót ruột, cho trồng thuốc phiện. Chỉ một mùa rẫy, hoa anh túc nở bạt ngàn trên các sườn đồi. Đó là thảm hoạ đến nay còn đeo đẳng. Có người hút mười lăm, hai mươi năm, nằm bẹp trong nhà, ôi thiu quần áo, chưa bao giờ sờ tay đến cái cày, cái cuốc. Có người bỏ sang Lào đi ở để được hút cho thoải mái, 6 tháng trời mà hút hết 38 lạng. Đầu năm, trạm biên phòng đi một buổi chiều thu được 70 bàn đèn thuốc phiện. Đến từng nhà vận động đi cai thì dân oán. Nghiện nặng nhất bản là vợ chồng Vàng Lá Lụ – Pờ Xà Mé – mà người mẹ của 8 đứa con này thời thiếu nữ đi cắt cỏ gianh còn vật ngã được cả thanh niên, nay tàn tạ như con ma rừng. Bộ đội khuyên can gẫy lưỡi cũng không chịu. Giờ đã đỡ hơn nhiều, cha đã về với con, chồng đã về với vợ, đi đâu cũng tươi tỉnh hát hò, gặp bộ đội ở đâu là chào hỏi.Sống vắt vẻo trên những sườn non cao như người Mông, nhưng người Hà Nhì luôn quần cư ở những nơi thuận tiện với phương thức canh tác của mình. Đồng bào ở nhà đất có tường trình chắc chắn dày 30-40cm chống sương gió lạnh. Nhà ở vùng Y Tí, A Lú (Bát Xát – Lào Cai) tường cao đến 3-4m, mái dốc, ngắn, không hiên và chỉ có một cửa ra vào. Bên trong lại dựng thêm một lần tường có tác dụng phòng thủ và hỗ trợ chống rét. Lớp tường ngoài và tường trong cách nhau chừng 1m50, tạo nên khoảng trống gọi là hiên trong. Ở bức tường thứ hai mở một hoặc hai cửa để vào nhà. Hai gian ở hai đầu được ngăn thành hai buồng riêng cho vợ chồng chủ gia đình và con cái. Khoảng 1/3 chiều rộng của hai gian giữa là phần đất, còn lại được dựng thành sàn. Phần đất có bếp lò nấu cơm, cám lợn, có chạn bát. Phần sàn là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ngủ của con gái, khách đến chơi nhà. Trên sàn có bếp lửa cháy suốt ngày đêm. Nhà người Hà Nhì ở ngã ba biên giới lại có tường và mái thấp hơn với hàng hiên phía trước, nhà chỉ có một tường, thường chia ba gian, độ rộng dài tuỳ theo sức người, sức của. Rất nhiều kiểu nhà được xây dựng ở Apachải với vật liệu, kiến trúc khác nhau mà tôi chưa từng gặp trong suốt dải hành trình. Có nhà dựng hai lầu, lầu trên mở cửa bốn hướng, lại là nơi sinh hoạt chính của cả gia đình được dựng bởi thợ xây từ bên kia biên giới sang làm giúp – kiểu kiến trúc giao thoa của rất nhiều dân tộc anh em chỉ có ở bản cực Tây của Tổ quốc này.40 giờ ở Apachải đủ để tôi tìm thấy vóc dáng can trường và tình nghĩa người ngã ba biên giới. Chủ tịch xã Pờ Dần Sinh vai đeo đài pin đưa tôi đi thăm thú khắp nơi. Anh có một thân hình hoàn hảo làm người ta kinh ngạc và một ước mơ cũng làm người ta không quên được: “Một ngày nào đó, mảnh đất này sẽ là… thành phố Apachải”. Nhưng trước hết Pờ Dần Sinh mong mỏi một con đường để người ngựa có thể chở lúa, dắt trâu đi lại suốt ngày đêm.

Ở Apachải không ai không biết đến “hai con hổ xám” của một thời: Pờ Xí Tài và Tô Minh Điến. Pờ Xí Tài cao tới gần mét tám, ngày còn trai trẻ sức vật trâu ngã, một mình một súng trận, một ngựa chiến suốt 10 năm rong ruổi, ngủ tai phải thức tai trái tiễu phỉ, gọi hàng. Tô Minh Điến là trưởng đồn biên phòng, sống 26 năm với bà con Apachải. Tôi vào thăm Pờ Xí Tài. Huyền thoại một thời bây giờ ngồi suốt ngày trên ghế mây giữa nhà, vì bệnh tật. Năm ngoái Pờ Xí Tài tự mình đi đánh bẫy gấu lớn, mổ ngay lấy mật nuốt sống mà bệnh cũng không đỡ được là bao. Thích nhất là nghe Pờ Xí Tài kể chuyện các chuyến săn. Có chuyến đi rình hổ dữ thì gặp nó đang rình lại mình trong rừng sạt. Con hổ dữ gầm lớn rồi quật đuôi chồm tới. Pờ Xí Tài giật bắn mình ngã ngửa ra sau, theo phản xạ thả bừa một loạt liên thanh. Con hổ thành tinh khiến dân Apachải phải đi sơ tán đổ vật xuống người Pờ Xí Tài như một cây gỗ nặng. Hôm tôi đến, hổ dữ lại về Apachải, người ta thấy vết chân nó ngang ngược dẫm cả vào những lối mòn xung quanh bản. Tôi theo dõi Pờ Xí Tài lồng lộn khi nghe tin báo có tiếng gầm của hổ chỉ cách bản một giờ đường, vào buồng lôi cây súng của ông chỉ dành riêng để bắn thám báo và ác thú, vuốt ve mãi cái nòng thép xanh biếc có lỗ toả nhiệt mà thở dài bất lực. Không ai bảo vệ nổi người Apachải trước thiên nhiên hoang dại, ngoại trừ chính họ. Còn Tô Minh Điến là một quân nhân quê ở Thái Bình, biệt kích từng treo giải rất hậu cho ai chặt được đầu ông. Tô Minh Điến ra quân từ năm 1988, suốt từ đó đến nay không quay trở lại. Người ở đây nghe tin dữ rằng, Tô Minh Điến ở quê thấy côn đồ hành hung hàng xóm bước ra can, bị dao xuyên qua người thiệt mạng. Cả Apachải làm ma cho Tô Minh Điến. Có nhà báo lên đây họ mừng lắm. Trong cuộc rượu uống với thịt nai tươi vừa bắn được khi chiều, già Chang Vang Sinh, chú Sừng Khai nhờ tôi về xuôi hỏi lại tin của Tô Minh Điến. Nếu gặp được ông thì nhắn là già Sừng Là Vù đã mất rồi, gửi lời bà con mời ông lên chơi, lên say. Người ta không tin một người như Tô Minh Điến lại có thể sớm qua đời như vậy được. Chiến tranh đã lùi xa, Pờ Xí Tài và Tô Minh Điến, hai hảo hán huyền thoại của ngã ba biên giới đang dần đi vào ký ức. Bây giờ, ai giàu có, ai học hành nên người ở Apachải sẽ là những huyền thoại mới. Nhưng biết đến bao giờ mới có, khi những đứa trẻ Apachải quần áo không có mà mặc, muối không có mà ăn, suốt ngày nô đùa trong phân trâu, bò tù đọng?Tôi ở hai đêm với những người lính trấn giữ cửa khẩu quốc gia Apachải, những người ba, bốn năm trời không thấy một bóng phụ nữ mặc quần hai ống; những người nghỉ phép một tháng mà không dám về quê vì đường dài đi không kịp. Không có sức mà chuyển lương, tám người lính Apachải phải tự đục đẽo cày bừa làm tất tật để nuôi mình.
Apachải là nơi những lá thư nhà hai tháng mới gửi lên được đến nơi, có người vợ giận chồng: “Mẹ đang ốm, con đang ốm, em trăm lần xin anh, ngàn lần xin anh mau gửi tiền về cho mẹ, cho con”. Không có người về từ Apachải thì xót lòng bao nhiêu cũng đành phải chịu.

Chia tay, có đêm mất ngủ ở Apachải của những người lính nhớ nhà, có rượu mật ong, cao sơn dương, hổ cốt, rượu lục phủ ngũ tạng hổ bà con mời uống để tôi đủ sức trở về. Già Chang Vang Sinh gọi tôi qua nhà bảo: “Con à, ata đặt cho con một cái tên để ở trên này bà con dễ gọi. Chang là họ của ata, Hừ Giá là to, là nhanh nhẹn. Ata đặt cho con tên này để về sau con còn về uống rượu với ata. Có trở lại không con?”. Tôi cúi đầu. Từ xưa đến nay, người đã ra đi chưa ai một lần quay lại Apachải. Còn tôi, lời thề khi đi lạc rừng vừa đói vừa khát ở Ma Ký – đến bằng được để không bao giờ quay lại Apachải – bây giờ tan thành nước. Tôi đã là người Hà Nhì, là con của ngã ba biên giới. Có thể hàng chục năm nữa, một khách lữ thứ ghé thăm Apachải, sẽ vẫn được nghe những câu hỏi ngây thơ đau xé ruột gan: “Từ đây về Hà Nội có xa đến một tỉ cây số không con? Có phải người Liên Xô biết bay cả rồi phải không cán bộ?”. Nhưng anh ta có thể sẽ được nghe kể thêm về một nhà báo đã một mình lặn lội lên đây, đã được là máu thịt của Apachải. Người ấy tên là Chang Hừ Giá. Người ấy không làm được gì cho những cuộc đời tăm tối và ngay cả những dòng chữ như chắt từ nỗi xót đau của người ấy cũng không biết bao giờ mới đến được với Apachải. Với người ấy, một lần nữa quay lại với Gò Cứ, Sen Thượng, Tả Long San, Lỳ Mà Tá, Apachải… không còn là “conscience tour”, mà chỉ giản đơn hai chữ: Trở về.