Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Nguyễn Thị Từ Huy:" Nhìn cháu đi, chú ơi! "




Không còn là tin tức nữa, giờ, tấm ảnh này, bài viết này đã thành Tuyệt phẩm.



Trong gia tài Yêu nước quật cường chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, trong gia tài Văn chương và kho tàng Ảnh Nghệ Thuật của dân tộc Việt, giờ có thêm một lấp lánh " nhìn cháu đi , chú ơi !" của Nguyễn Thị Từ Huy và tác giả ảnh, người đã bấm máy chụp cái thời khắc định mệnh của Nước Việt, vào cái ngày 5 tháng 6 .


-------




Nỗi buồn ngày 5 tháng 6








- Chú ơi, nhìn cháu nè! Nhìn cháu đi, chú ơi! Nhìn mắt cháu nè. Cháu buồn lắm. Cháu biết chú cũng buồn. Chú buồn lắm.




Cái hàng rào này độc ác quá, nó ngăn cách chú cháu mình. Nhưng nó không ngăn cách được nỗi buồn của hai chú cháu. Sáng nay chủ nhật, lẽ ra cháu được đến Thảo Cầm Viên chơi, nhưng mẹ nói rằng cháu sắp mất chỗ chơi rồi, sắp mất cả trường học, cả chỗ ở nữa, cháu phải đi đến đây cùng mẹ để bảo vệ. Chú sẽ giữ Thảo Cầm Viên cho cháu và cho các bạn cháu, phải không chú? Nhìn nỗi buồn của cháu nè chú ơi. Chú muốn làm cháu cười nhưng không làm được nên chú tránh nhìn cháu. Chú nhìn xuống đất, chú gửi nỗi buồn xuống đất. Đất này là của mình. Sao mình cứ phải khổ sở vì cái hàng rào. Chú ơi nhìn cháu đi nè, chỉ cần chú nhìn cháu là nỗi buồn sẽ bay lên trời bay đi khắp nơi.


Cháu ước những người lớn khác hiểu được nỗi buồn của chú và cháu!
Cháu ước mọi người lớn đều biết buồn như chú và cháu!


Nguyễn Thị Từ Huy



.

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Vòng "Lửa" của Chàng Cao Bồi Mỹ bắt đầu vây khép Thiên Tử Tàu.




Vào VOA gặp cái tin:" VN, Mỹ và nhiều nước khác tham gia cuộc thao dượt duy trì hòa bình" ...


Bản tin hôm thứ 5 của tờ Bangkok Post cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra ở tỉnh Prachuap Khiri Khan từ ngày 13 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 với các binh sĩ đến từ 13 nước, gồm có Australia, Bangladesh, Campuchia, Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Philippines, Rwanda, Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ.Trong khi đó, Trung Quốc đang chuẩn bị tập trận hải quân trong vùng biển Tây Thái bình dương.





Đọc mà hân hân hoan hoan, như mình cũng được nhìn thấy cái vòng lửa của Chàng Cao Bồi Mỹ, đang bắt đầu vây khép Thiên Tử Tàu.

Diễn biến dồn dập.

Ngày 9 tháng 6 :

* BBC đưa tin : " Hoa Kỳ lại vừa điều chiếc USS Chung-Hoon, chiến hạm từng hỗ trợ tàu thăm dò Impeccable bị Trung Quốc 'làm phiền' năm 2009 ở Biển Đông, vào phía Tây Thái Bình Dương. "http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/06/110609_uss_destroyer_western_pacific.shtml

* Báo mới TTXVN đưa tin : Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải...Nguyễn chí Vinh ....http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.vietnamplus.vn/Pho-Thu-tuong-Hoang-Trung-Hai-tham-Myanmar/6414730.epi


* VOA đưa tin :


- Bài được e-mail nhiều nhất ( phản hồi cũng khủng nhất ): " Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã " http://www.voanews.com/vietnamese/news/focus/death-by-china-06-02-11-123023208.html


- "Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt nhắm vào lực lượng an ninh Iran " http://www.voanews.com/vietnamese/news/us-iran-6-9-11-123574269.html


- "Tòa Bạch Ốc: Số ngày còn lại của ông Gadhafi đếm trên đầu ngón tay" http://www.voanews.com/vietnamese/news/obama-libya-6-9-11-123581309.html


- "Phiến quân Mao-ít giết 5 cảnh sát tại miền Trung Ấn Độ "http://www.voanews.com/vietnamese/news/india-maoist-6-9-11-123587154.html

Bản tin rất Lạ !




Từ bé lớn lên giữa cái Hà Nội, chưa bao giờ biết đến Myanmar có gì đáng để chú ý và hy vọng (*) . Vậy mà sáng sớm nay đọc được tin này, rất lạ. Lạ ở :


- Đúng lúc diễn biến "Tổ quốc lâm nguy, Trung Quốc gây chiến ở biển Đông", thì cả 1 bộ máy hoàn chỉnh đầy đủ 1 nội các 99 % cấp phó sang đó để làm gì ? tìm thấy gì ? và muốn gì ?


Phải chăng, Nội các Việt Nam vừa tìm ra vũ khí đặc trị chống Tàu ? hay vừa tìm thấy thần dược vực dậy nền kinh tế đang lao dốc ?


- Với quy mô lớn và đồng bộ đủ ban bệ vậy, phải chăng Myanmar sẽ đưa đến niềm hy vọng rất lớn nào đó ? và cho ai ? Trong thời khắc nóng bỏng này.


Cuối cùng, bản tin này đưa ra thông điệp là gì ?


Khó hiểu .




( trích ):

Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, ngày 9/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ lên đường thăm chính thức Liên bang Myanmar.Chuyến thăm kéo dài từ ngày 9-12/6/2011.


Cùng đi với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có


- Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân,


- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng,


- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh,


- Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp,


- Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên,


- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông,


- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến,


- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc,


- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý,


- Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng,


- Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân.



- Đại diện hơn 120 doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ cùng đoàn sang tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư tại Myanmar

( hết trích )

----


(*) : http://vietnamese.cri.cn/761/2011/06/03/1s156318.htm "Tổng thống Mi-an-ma U Thên Xên tiếp Trưởng ban tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều"

.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Chiến Tranh ?

Voa ngày 9/6 đưa tin " Ông Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải" http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-china-sea-dispute-06-09-2011-123539154.html


Những ngày tới có 3 khả năng:


1. Những Nhà hoạt động về TS-HS đang bị giam cầm nếu được thả, thì dấu hiệu chiến tranh đến là rất gần. Và thông tin voa đã đưa như trên là gần với sự thật.


2. Mỹ có những động thái di chuyển quân sự, vào gần biển Đông, khả năng chiến tranh xẩy ra với VN là 50/50



3. Hai điều 1 và 2 nếu không xuất hiện, khả năng chiến tranh là 0, như vậy cuộc cờ


đã kết thúc trong lặng lẽ, cán cân đã lệch tuyệt đối về TQ. Những người Việt Nam Yêu nước sẽ bị truy quét. Một thời kỳ Tây tạng phương Nam mới... bắt đầu.

Việt Nam lại trở lại với thế mạnh " chiến tranh du kích " , những tượng đài chiến sỹ "cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh" sẽ mọc như nấm xung quanh Hồ Gươm . Bây giờ tượng đài này mới chỉ có 1.


Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Tuyên Truyền. Quảng cảo. Tự đánh bóng, hay "Âm mưu Văn Hóa" ?

... ... ... Cảnh Việt và Người Việt trong cái phim Tàu trá hình phim Việt sặp được Đảng CS và chính phủ VN cho công chiếu trên Ti vi. Có giống nổi 1 % Việt Nam không ? Có giống 100 % Tàu không ?


Chưa kiểm chứng bài này , vì chẳng ai lạ gì cái "cơ quạn tuyên truyền lấy được" của TQ. Cứ giả ngây giả ngô nghê , nhưng " Ăn Người ". Mấy hôm nay vụ TQ gây hấn định xơi biển Việt, và cũng cả vì cơ quan tuyên truyền văn hóa nhà nước Việt, định cho phát sóng bộ phim Tầu nói tiếng Việt : Đường vào Thăng Long gì đó..:-) nên cóp vào đây cái của khỉ, của nợ, có tít " Bắc Kinh niềm mơ ước của tôi". http://vietnamese.cri.cn/761/2011/04/20/1s154417.htm



Bài viết của ông Nguyễn Thế Hậu, nguyên tùy viên Văn hóa Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, nếu có ai nhắc đến cụm từ "Bắc Kinh – Mạc tư khoa" là tôi cứ nghĩ đến một thiên đường xa xôi ở tận phương trời nào đó, mà con người nhỏ bé như tôi không bao giờ đặt chân đến đó được.



Nhưng rồi một hôm vào năm 1956, Đàn văn công ca múa nhân dân Trung ương Trung Quốc do cụ Đinh Tây Lâm dẫn đầu sang biểu diễn tại sân khấu ngoài trời ở thành phố Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An. Từ thị xã Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 50 km, đoàn học sinh trường cấp 3 Phan Đình Phùng chúng tôi lội bộ ra xem. Lúc đó, nhân dân thành phố Vinh mới trở về sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nên chỗ ăn ở đều rất thiếu thốn. Đoàn học sinh Phan Đình Phùng phải nằm giữa trời để chờ đợi, chào đón đoàn ca múa nhân dân Trung Quốc biểu diễn.



Đúng 7 giờ 30, khi sân khấu kéo màn, đèn điện mới được bật lên. Trước đó, mọi việc chuẩn bị cho đêm biểu diễn đều phải thắp đèn dầu hỏa. Đoàn ca múa nhân dân Trung Quốc ra mắt khán giả. Lúc đó một khối người đông đặc, la liệt, đứng lên vỗ tay reo hò như sấm dậy. Ai cũng cố nhô người lên để xem cho rõ những diễn viên xinh đẹp như thần tiên của Trung Quốc mà trong đời họ có lẽ đêm nay lần đầu tiên được tận mắt trông thấy.
Rồi tiếng sáo, tiếng trống, tiếng nhị ... lần lượt tấu lên hòa âm cho những tiết mục, như điệu múa: "Hái chè bắt bướm", bản tình ca "Mặt trời trên thảo nguyên không bao giờ lặn", hay vở kịch câm: "Gặp nhau giữa ngã ba đường". Tiếng sáo lừng danh Phùng Tử Tồn vang lên dìu dặt khi trầm khi bổng đã đưa khán giả đêm nay đắm mình trong lời ca, điệu múa và câu chuyện ngụ ngôn đầy chất huyền thoại. Luồng gió Bắc Kinh đã mang lại cho nhân dân Việt Nam sự cảm phục vô hạn, sự mến mộ cuốn hút mà có lẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí họ.


Tôi và bạn bè cùng lớp, hôm đó trở đi như "Say" với những tiết mục mà đoàn ca múa Trung Quốc công diễn. Từ đây, trong các buổi liên hoan của trường, của lớp các điệu múa: "Hái chè bắt bướm", bài ca "Mặt trời trên thảo nguyên không bao giờ lặn" ... lại vang lên, tái hiện. Cũng từ đấy, ước mơ của tôi là khao khát được đến tận nơi xa xôi, cội nguồn của nền văn hóa lung linh, kiều diễm đấy để được nghe, được thấy, được học tập thì hạnh phúc biết chừng nào.



Ước mơ ấy lớn dần theo năm tháng. Năm 1958, sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh, tôi thi vào khoa văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, một trường Đại học danh tiếng nhất của miền Bắc lúc bấy giờ, sau ngày thủ đô được giải phóng. Khi đang học năm thứ nhất thì tôi được nhà trường gọi lên, thông báo cho đi du học nước ngoài. Lòng tôi rạo rực như bay bổng. Trước mắt tôi hiện ra một Bắc Kinh bừng sáng, thân thương, gần gũi. Ước mơ tôi lại đến rồi.



Lúc bấy giờ đi du học ở Liên Xô hay Trung Quốc là do nhà trường phân bổ theo chỉ tiêu đã định. Tôi được phân bổ cử đi Liên Xô, nhưng tôi lên gặp ban lãnh đạo Nhà trường xin đi học ở Trung Quốc. Và ước nguyện chính đáng của tôi được nhà trường chấp thuận. Bạn bè tôi nhiều người cứ hỏi: Sao cậu lại chọn đi Trung Quốc ? Tôi không trả lời, nhưng trong tôi luôn ánh lên một cái gì đó mơ hồ mà trọng đại: Bắc Kinh - niềm mơ ước của tôi.

Chế độ pháp trị là nền tảng của hòa bình, trật tự và công bằng trong xã hội hiện đại.

Chế độ pháp trị là nền tảng của hòa bình, trật tự và công bằng trong xã hội hiện đại.


Sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp đã tạo nên thế cân bằng quan trọng trong các vấn đề toàn cầu. Việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế đã giúp gìn giữ hòa bình và giải quyết xung đột. Luật pháp quốc tế đã cho các quốc gia, không phân biệt địa vị chính trị, kinh tế hay quân sự, có tiếng nói bình đẳng, loại bỏ việc sử dụng một cách bất hợp pháp vũ lực.
Không có vấn đề nào mà việc theo đuổi và phát huy một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp lại phù hợp hơn so với việc định nghĩa và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia. Một lãnh thổ trên đất liền hoặc trên biển được thành lập và xác định rõ ràng là một điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại của bất kỳ quốc gia dân tộc nào.




Trong một cộng đồng thế giới nơi có tồn tại các lợi ích mang tính bổ sung và cạnh tranh, một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp sẽ mang lại sự rõ ràng, dứt khoát và tính hợp pháp cho các yêu sách về lãnh thổ.
Ở đâu có tranh chấp, luật pháp sẽ là một công cụ hiệu quả giúp đạt được giải pháp hoà bình và công bằng.


Không phải đợi đến sự kiện Panganiban (Vành Khăn) năm 1995 thì Phi-lip-pin mới phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng ở biển Tây Phi-lip-pin, hay còn gọi là biển Nam Trung Hoa (SCS). Ví dụ như quyền sở hữu của chúng ta đối với Nhóm đảo Kalayaan (KIG) và quyền tài phán hợp pháp của chúng ta trên biển đã bị một số nước tranh chấp, ngay cả khi chủ quyền và quyền tài phán của Phi-lip-pin đối với KIG có cơ sở vững chắc theo luật pháp quốc tế.
Do đó, cách tiếp cận dựa trên luật pháp sẽ cho chúng ta chìa khóa để đảm bảo yêu sách của chúng ta và để thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông đối với tất cả các bên.
Chắc chắn rằng đối với Phi-lip-pin, việc trước tiên phải dựa vào luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), là hòn đá tảng mà chúng ta dựa vào để xác định và bảo vệ lãnh thổ và các quyền liên quan đến biển ở Biển Đông. Chính nguyên tắc này và những đòi hỏi của UNCLOS là các nguyên tắc điều tiết việc thông qua Luật Đường cơ sở Quần đảo của Phi-lip-pin (RA 9522) trong năm 2009.
Những nguyên tắc này cũng là cơ sở cho hai dự luật cốt lõi về xác định các vùng biển và tuyến đường hàng hải của chúng ta. Hai dự luật này được Tổng thống Benigno S. Aquino III coi là nhiệm vụ khẩn cẩn.


Luật pháp quốc tế cũng là kim chỉ nam theo đó Phi-lip-pin quan hệ với các bên - có yêu sách trực tiếp cũng như không yêu sách – nhằm hướng tới một giải pháp hòa bình và công bằng cho các tranh chấp đồng thời bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.
Cũng chính việc theo đuổi một hệ thống dựa trên luật pháp này là động cơ của việc thông qua Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về qui tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002.
Đoạn 5 của DOC quy định rằng “các Bên cam kết kiềm chế và không thực hiện những hành vi có thể làm phức tạp thêm hoặc làm tranh chấp leo thang và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, bao gồm, trong số nhiều hành vi, các hành vi: kiềm chế đối với những hành vi chiếm đóng mới đối với những đá, bãi, đảo cạn, và những kết cấu khác và giải quyết bất đồng một cách xây dựng.” Cần lưu ý rằng chính quy định này đang bị vi phạm một cách trắng trợn.
Theo DOC, các Bên cũng khẳng định sự cần thiết phải có một Bộ Quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc (COC) và nhất trí cùng hướng tới việc đạt được Bộ Quy tắc này. COC sẽ thể hiện một cách cụ thể mục tiêu chung của chúng ta đối với những hành động dựa trên luật pháp của tất cả các bên liên quan.


Để nhấn mạnh mục tiêu này, chúng tôi đề xuất một cơ chế nhằm giúp biến Biển Đông từ một khu vực tranh chấp thành một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị, và Hợp tác (ZoPFF/C) bằng cách tách những điểm đảo có tranh chấp ra khỏi những vùng nước không có tranh chấp ở Biển Đông theo quy định của UNCLOS. Theo lời Tổng thống Aquino, ZoPFF/C là một phương thức để đảm bảo rằng "những gì của chúng ta là của chúng ta, và với những gì đang bị tranh chấp, chúng ta có thể cố gắng để tiến tới khai thác chung."


Ví dụ, Recto Bank (Reed Bank - Bãi Cỏ rong) là một phần của thềm lục địa của bờ biển phía Tây Palawan của Phi-lip-pin. Nó cách bờ biển gần nhất của Palawan khoảng 85 hải lý và do đó hoàn toàn nằm gọn trong thềm lục địa 200 hải lý của quần đảo Phi-lip-pin theo UNCLOS. Ngược lại, nó cách bờ biển gần nhất của Trung Quốc khoảng 595 hải lý. Điều này có nghĩa rằng Phi-lip-pin có quyền chủ quyền rõ ràng đối với Recto Bank.
Vì Recto Bank là của chúng ta, nên nó chỉ có thể được độc quyền khai thác bởi Phi-lip-pin. Tuy nhiên, Phi-lip-pin cũng có thể mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào để trợ giúp khai thác khu vực này theo quy định của pháp luật Phi-lip-pin.


Trái lại, những điểm đảo bị tranh chấp có thể được chuyển đổi thành một Khu vực Hợp tác Chung để cùng khai thác và thiết lập một khu bảo tồn biển nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi ZoPFF/C.
Chúng tôi tin tưởng rằng ZoPFF/C là một đóng góp quan trọng để đảm bảo hòa bình, ổn định và tiến bộ ở Biển Đông trong khuôn khổ pháp trị, và rằng ý tưởng này đáng được các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông xem xét một cách nghiêm túc và thuận lợi.


Chính sách của Phi-lip-pin ở Biển Đông, cả trong việc bảo vệ lãnh thổ biển và đất liền của mình cũng như trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp và cùng hợp tác ở những nơi có thể, được đặt trên nền tảng tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế. Bởi luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng, nên Phi-lip-pin cần phải thực hiện đầy đủ nhất đòi hỏi này.
Chúng tôi cũng trông đợi không ít hơn như vậy từ các đối tác quốc tế của mình.




ZoPFF/C: Khái niệm cơ bản
Theo khái niệm về một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFF/C), các quốc gia tuyên bố chủ quyền có thể gác sang bên các tranh chấp lãnh thổ bằng cách tách biệt các khu vực tranh chấp với những khu vực không bị tranh chấp hoặc không nên bị tranh chấp. Điều này có thể đạt được bằng cách: (1) thừa nhận sự khác biệt giữa bản chất và yêu sách chủ quyền đối với các vùng đất (đảo, đảo nhỏ) và đối với vùng biển (bao gồm cả các thềm lục đia); và (2) áp dụng những luật lệ và nguyên tắc cho từng khu vực theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Sau khi những đảo thuộc khu vực tranh chấp (bao gồm cả những vùng nước phụ cận) được tách khỏi các vùng biển còn lại ở Biển Đông, thì các hoạt động hợp tác phù hợp với từng khu vực có thể được triển khai.
Sau đó, các đảo tranh chấp có thể được khoanh lại bằng việc tách các đảo tranh chấp nêu trên (và các vùng nước phụ cận) ra khỏi những vùng nước còn lại của Biển Đông.
Từ đó, khu vực đã được khoanh vùng đó có thể được coi là Khu vực Hợp tác Chung để triển khai những hoạt động chung trong khuôn khổ DOC. Có thể quy định rằng khu vực được khoanh vùng là khu vực phi quân sự, và có thể thành lập một Ủy ban Hỗn hợp để cùng quản lý. Các hoạt động hợp tác cùng phát triển có thể bao gồm nghiên cứu khoa học biển, các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, ứng phó sự cố tràn dầu và các dự án bảo tồn biển. Một Công viên Biển Hòa bình cũng có thể được thiết lập trong khu vực đã được khoanh lại.
Albert F. Del Rosario, Bộ trưởng Ngoại giao Philippin
Đọc bản gốc tiếng Anh "A RULES-BASED REGIME IN THE SOUTH CHINA SEA"



-----



Tuyên bố chính sách mới Philippines: Một cơ chế dựa trên luật pháp ở Biển Đông



Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Nhà báo trẻ Đoan Trang với “CÒN LẠI TÌNH YÊU” và "Chiến tranh đa diện chống Việt Nam"

Một trong những người phụ nữ làm mình khâm phục và phải lòng ( he,...he!), là nhà báo Đoan Trang. Cái kiểu ở đời, khi đã bén tiếng rồi thì khó rời ra được lắm ! Hôm nay rẽ vào nhà Nàng, thấy vắng người, gọi là ăn trộm tí tài sản của nàng, cho vào đây cất giữ một cách bí mật riêng tư. http://trangridiculous.blogspot.com/



Tôi biết đây sẽ là một bài viết rất kém của mình, bởi vì tôi không đủ khả năng để thể hiện hết những gì mình đã chứng kiến hôm qua, 5/6/2011. Tôi chỉ có thể nói, đó là một ngày nắng chói chang, vàng rực đường phố, cây lá rất xanh và màu cờ, màu áo thì rất đỏ.


Tôi đã thấy những bạn trẻ đứng dưới nắng như thế, từ 8h sáng, giơ cao cờ, những khẩu hiệu in lên giấy A4, ảnh Bác Hồ và ảnh tướng Giáp với nụ cười mạnh mẽ và quả đấm giơ lên: “Không sợ”.


Tôi thấy hàng rào cảnh sát cơ động nai nịt, mũ bảo hiểm, khiên, dùi cui, đẩy các bạn lùi dần từng bước, từ dưới chân tượng Lenin, bật dần khỏi vườn hoa, ra vỉa hè và xuống lòng đường. Có những dân phòng trẻ, xô đẩy rất hung hãn. Có những dân phòng già hơn thì ôn tồn đạo mạo: “Được rồi, được rồi, ghi nhận. Thế thôi, xong. Về, về đi”, hệt như nói với trẻ nít. Ngay cả trong những phút ấy, tôi vẫn nghe các bạn nhắc nhau: “Đừng chửi, đừng nổi nóng”, “hết sức giữ bình tĩnh”, “ôn hòa anh em ơi”… Hàng người cứ bị đẩy lùi từng bước một, mặc cho các bạn trần tình: “Chúng em có làm gì đâu?”, “Các anh giăng dây đi vậy, cho cái ranh giới để chúng em biết chỗ mà đứng”.


Tôi thấy một dân phòng trẻ tuổi, gần như chỉ chờ lệnh ban ra là lấy hơi, giơ hai tay xông tới, sấn sổ đẩy các bạn cùng trang lứa với mình lại. Nhưng tôi cũng tin rằng, ngoài một số ít vị nhiệt tình quá mức đó, các nhân viên an ninh, cảnh sát cơ động, dân phòng… đều không chủ trương “chơi rắn”, vì nếu không, sẽ không có chuyện các phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia được tự do cứ việc mướt mồ hôi mà bấm máy tanh tách thế kia.


Và rồi đoàn người ấy xuống đường, rùng rùng bước đi.


Qua những con phố đông đúc, chật chội của thủ đô. Qua những cửa hàng hào nhoáng và những quán ăn vỉa hè nhếch nhác. Qua những hàng xà cừ xanh, bằng lăng tím và phượng đỏ. Qua một ngã tư, nơi vài người đi xe máy dừng chờ đèn đỏ đã vỗ tay hưởng ứng đoàn ra mặt. Tôi đã nghe các bạn nhắc nhau “đi gọn lại”, “chậm thôi”, “đừng giẫm lên cỏ”, “đi lên vỉa hè”. Các bạn hát Quốc ca, Nối vòng tay lớn, Dậy mà đi, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Rồi đọc vang “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” phiên âm Hán-Việt – đành vậy, vì có tới ít nhất hai bản dịch tiếng Việt. Nhưng tiếng hét đến lạc cả giọng “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!” của các bạn, ai có thể xem thường?


Những chiếc xe cảnh sát vẫn áp sát, tiếng loa văng vẳng: “Các lực lượng đi bộ không đi xuống lòng đường. Các phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển, không dừng lại, không đi lên vỉa hè”. Tôi mỉm cười, vì thật ra chính vào lúc đó, chúng tôi rất có cảm giác như mình đang được bảo vệ, giá các anh ấy gọi thẳng ra là “đoàn biểu tình” có phải hay hơn dùng cụm từ “các lực lượng đi bộ” không? Một bạn trẻ bỗng “nhân thể” hô lên: “Phản đối Trung Quốc xâm lược. Phản đối công an đi ngược chiều”. Ai cũng cười. Tôi thấy anh công an trẻ, rất đẹp trai, rảo bước song song với đoàn, quay đi cười rung rung vai.


Tôi biết tôi viết kém, vì ngay đến cái tựa đề, tôi cũng phải mượn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng vì tôi thích vở kịch “Còn Lại Tình Yêu” của ông, viết về người anh hùng Nguyễn Thái Học. Nhà văn viết rằng, con người làm cách mạng bất thành ấy, trước khi chết đã nói thế này:


“Chỉ một mình mình tốt thôi thì nguy hiểm lắm. Người tốt bao giờ cũng yếu đuối và dễ vỡ. Những người tốt phải liên kết lại với nhau, như thế thì bọn xấu mới không làm hại được. Cái ấy gọi là chính trị đấy”.


Chính trị, theo ý nghĩa đó, thật tốt đẹp thay vì là cái gì xấu xa, đáng sợ như người ta vẫn đang cố gắng làm cho thế hệ trẻ ở nước mình nghĩ. Chính trị, đơn giản như một sinh viên kinh tế đã nói với tôi, đó là vấn đề tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người (lưu ý là tạo cơ hội bình đẳng chứ không tạo sự bình đẳng), bảo vệ người tốt và chống lại cái xấu, bảo vệ người yếu và chống lại kẻ bạo ngược.


Cuối cùng thì điều đọng lại sau cuộc biểu tình bị cho là “không tồn tại” kia, là gì? Đó là tình yêu.


Và tôi thấy một bạn trẻ, rất trẻ, có lẽ tôi nên gọi là em. Em cầm cuốn sổ tay, mở rộng, trên trang bìa lót của quyển sổ có hình tấm bản đồ nước CHXHCN Việt Nam, mà em đã dùng bút dạ đỏ khoanh hai trái tim vào quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Em đi hàng đầu, tay giơ cao quyển sổ mở, thiêng liêng như đang nâng lá cờ Tổ quốc. Em cứ đi như thế, rất lâu, dưới nắng hè gay gắt làm ai cũng phải nheo mắt lại. Người em gầy, mắt em cận, mặt em nhợt nhạt và nhễ nhại mồ hôi.


Tôi đi lùi lại, tụt xuống cuối đoàn, bởi vì tôi không muốn ai nhìn thấy tôi trào nước mắt.




Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Việt Nam tại Trung Quốc nửa đầu thập niên 1980, cho rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và những hành vi gây hấn với Việt Nam thực chất chỉ là bề nổi của một chiến lược gây ảnh hưởng về cả chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam, đã và đang được họ thi hành từ bấy lâu nay.


Vì lý do đó, ông Quách Hải Lượng khẳng định, không nên quá lo sợ và chỉ tập trung chú ý vào tiềm lực quân sự của Trung Quốc, mà nên cảnh giác với cả các lĩnh vực khác có sự tham gia rất mạnh mẽ của Trung Quốc, như đầu tư, kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng… ở Việt Nam.


Với tư cách một chuyên gia nghiên cứu đã hàng chục năm về Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng cho rằng, sự cố cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi là hành động tất yếu sẽ xảy ra, tuy nhiên, chưa có khả năng Trung Quốc đẩy vấn đề thành xung đột quân sự trên diện rộng. Việc Việt Nam cần làm bây giờ là: Về đối ngoại, ngay lập tức vạch rõ tính phi chính nghĩa của Trung Quốc và nêu rõ tính chính nghĩa của ta, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế;


về đối nội, lãnh đạo phải tin vào nhân dân.


Dưới đây là một phần phân tích của ông Quách Hải Lược về chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, đặc biệt nhấn vào những ảnh hưởng đối với Việt Nam. Ông có nhắc tới ý kiến của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: “Ta đừng chờ họ mang quân tới đánh thì mới gọi là xâm lược, thực chất hiện nay họ đã xâm lược rồi. Phải nói như ông Nguyễn Cơ Thạch, rằng Trung Quốc đã phát động chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam. Nói thế mới là đầy đủ”.

-----

Đối với riêng vấn đề Biển Đông, Trung Quốc có hai lợi ích: Một là muốn có một chỗ đứng chân chiến lược để phát triển vào Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, và nói chung là đi ra thế giới. Hai là thèm khát năng lượng.


Hai yếu tố đó – mong muốn có chỗ đứng chân trong khu vực cộng với thèm khát năng lượng – trở thành động cơ cho chiến lược chung của Trung Quốc, cả toàn cầu lẫn khu vực. Và Trung Quốc đã có nhiều hoạt động nhằm thực thi chiến lược ấy bao nhiêu năm qua.



Thứ nhất là họ tăng cường sức mạnh quân sự để đe dọa và giữ quyền khống chế, chủ động trên toàn bộ Biển Đông. Thứ hai, họ tham gia các dự án đầu tư lớn và các khối thị trường tự do để xâm nhập Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Họ xây dựng hạ tầng cơ sở, làm những con đường chiến lược xuyên Đông Dương, xuyên Á và liên Á, để có thể phát triển ra thế giới bằng đường bộ và đường sắt. Cộng thêm vào biện pháp kinh tế - đầu tư là chính sách di dân của Trung Quốc: Ở tất cả những nơi Trung Quốc đến làm ăn kinh tế, họ đều muốn người của mình ở lại. Như là Nậm Thà ở Lào, họ xin thuê tới 99 năm. Như ở Viên Chăn, họ xin xây một “bang” người Hoa tới 200.000 người. Trung Quốc từng có đề nghị giúp xây hội trường, nhà thi đấu thể thao cho Lào với điều kiện sau đó những người làm công sẽ ở lại Lào. Bắc Lào hiện nay gần như là của Trung Quốc. Mường Sinh đầy những người Trung Quốc đi làm ngày trước và giờ ở lại cả, không về nước. Trung Quốc di dân sang cả châu Phi, châu Mỹ Latin. Ở Brazil chẳng hạn, Trung Quốc mua đất, dự định đưa sang đó 5 triệu dân. Năm 2010, họ đã đưa sang đó tới một triệu rưởi người.


Với riêng Việt Nam, thật ra vấn đề nổi cộm giữa ta và Trung Quốc là biển Đông, nhưng để ép ta về vấn đề biển Đông thì Trung Quốc sử dụng nhiều mũi nhọn: kinh tế, đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở, v.v. Cứ nơi nào họ sang làm giúp ta thì họ rào lại, coi như lãnh địa của họ, không ai được vào nữa. Họ nhập hàng hóa, từ đồ ăn thức uống, bát đĩa tới cái… hố xí bệt đều là từ Trung Quốc, không dùng hàng Việt Nam. Như thế là Việt Nam bị kìm kẹp rất ghê gớm. Đấy là chưa kể về mặt chính trị, họ can thiệp vào chính trị nội bộ của ta rất sâu. Cho nên, việc Việt Nam xử sự với Trung Quốc ấy, là phải chống lại rất nhiều mũi nhọn chứ không phải chỉ riêng biển Đông. (…)


Trung Quốc là một thứ chủ nghĩa bành trướng hiện đại, chủ nghĩa thực dân mới. Cả thế giới hiện nay, không nước nào đi xâm lược, lấy đất của nước khác. Nói đúng hơn, họ có thể xâm chiếm nước khác bằng kinh tế, văn hóa, như Mỹ chẳng hạn, nhưng không có nhu cầu lấy đất. Còn Trung Quốc thì vừa lấy đất, vừa di dân để chiếm và giữ. Chủ nghĩa thực dân mới là vậy, cần phải hiểu bản chất của nó…



----



Tham khảo: Chủ nghĩa thực dân mới và quan hệ Trung Quốc - châu PhiTrong những năm gần đây, CHND Trung Hoa đã thiết lập quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với các quốc gia châu Phi. Hiện tại Trung Hoa là đối tác thương mại lớn thứ hai châu Phi, sau Mỹ. Tính đến tháng 8/2007, có khoảng 750.000 công dân Trung Quốc làm việc hoặc ở lại sau khi đã hết thời gian làm việc tại châu Phi, hơn 700 công ty Trung Quốc làm ăn ở 49 nước châu Phi.Trung Quốc gom nhặt tài nguyên thiên nhiên của châu Phi – dầu hỏa, khoáng sản quý – để nuôi nền kinh tế đang mở rộng, cũng như tìm kiếm thị trường mới cho các doanh nghiệp đang lớn của họ. Năm 2006, thương mại hai chiều tăng tới 50 tỷ USD. Không phải mọi giao dịch đều liên quan đến trao đổi tiền tệ trực tiếp. Năm 2007, chính phủ Trung Quốc và Congo đã đạt thỏa thuận theo đó những công ty quốc doanh Trung Hoa sẽ tham gia những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho Congo, đổi lấy một lượng lớn nguyên vật liệu khai thác từ các mỏ đồng của Congo.(nguồn: mục “Chủ nghĩa thực dân mới”, Wikipedia)
.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Nếu có 200 $, sẽ mua Rau, Gạo, Trứng hay là đi xuyên Việt ?




Bán cho người quen bộ máy ảnh gồm cả body và lens sẽ có chừng 200 $. Vấn đề là dùng tiền vào mua Rau - Gạo - Trứng ...hay là dùng để đi ngao du đó đây.



Mới có 10 ngày trôi qua mà giá thực phẩm cái gì cũng lên veo veo, chán không buồn chóng mặt nữa. Trứng vịt đang mua 3 000 vnd / quả, nay đã là 3 800 vnd, tăng gần 30% mới có 10 ngày. Rau bi h thì đắt như thuốc . Cũng may còn lại 5 gói mỳ và chững 4 kg gạo tẻ với 1 kg đậu xanh, vẫn cầm cự được hoảng chục ngày. Chiều nay đi đá bóng, thấy mệt mệt, sức xuống nhiều ! Đến lúc trời chớm có mây mưa , kiếm cớ chuồn về, nấu ăn tạm bát mì rồi lăn ra ngủ. Sáng mai phải mua lấy 5 lạng mỡ khổ mà rán lấy mỡ nước, không thích dùng dầu thực vật, vừa đắt mà xào rau rán đậu không thơm. Độ này lười đi chợ.



Một nồi, một bát thì chịu được, nhưng ngủ thì chẳng hay tí tẹo nào. Chợt nhớ có câu : " Ăn có thể không có thịt, nhưng, ngủ thì dứt khoát phải có !"


Đi ngao du nó thay đổi cái cảnh bức bối nhàm chán nơi thành phố. Cũng có ý tưởng, tìm một điều kiện sống khác, ổn định và đơn giản hơn, kể cả là ra đảo Trừơng Sa hoặc lên rừng lên rãy. Mấy cậu nhóc đơn vị cũ tưởng mình khó thích nghi nên cứ bám thành phố như đỉa, hài vãi !



Chỉ cần ở đâu mà, "người ra người, ngợm ra ngợm". Thế là đủ !.


.

Nguyễn Xuân Diện là ai ? Cập nhận tin ảnh về " ngày yêu nước"






Những ngày vận nước trên bờ tuyệt diệt này, buồn lo mà đi lang thang. Vì lang thang mà biết đến blog này http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/truc-tiep-tu-ha-noi-thu-o-cua-viet-nam.html
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/nhung-thuoc-phim-song-ong-tu-ha-noi.html
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/06/tin-nong-danh-sach-cac-doanh-nghiep-yeu.html
có nhiều tin và những tấm hình đẹp, rất có ý nghĩa. Ví dụ tin:
Công ty du lịch Côn Đảo Explorer Travel đã post lên trang web của mình
Lưu ý: Không nhận tour đối với những người mang quốc tịch Trung Quốc.

Ngoài ra, những comments ở đây cũng rất được, hay, . Rất thích tấm ảnh " Nghèo nhưng không hèn! " này, xin được coppy lên trên đây.

Không biết anh là " nhà gì " đây ?



Bổ xung mới gần nhất ( 12 tháng 6): ” Anh là Nhà báo, rất yêu Đảng CS của anh, do anh, và vì anh…” .v.v...
Bổ xung cuối cùng ( 28 tháng 7 ) : Vào google gõ Nguyễn xuân Diện là ai , mới ngay trang 1, đã phải kêu ” Trời !”.(*)
Ts Hán – nôm này sau mấy buổi đưa tin biểu tình, giờ chắc chắn đã “về với Huyền thoại “
Khép lại nhân vật Ts Hán – nôm NXD ở đây!
……………….
(*) : http://www.hacao.net/2011/07/tien-si-nguyen-xuan-dien-xai-chim-gia.html
http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/10546
http://vieclang.com/vi/news/Diem-canh/Chan-dung-Nguyen-Xuan-Dien-66/
http://www.google.com.vn/search?q=nguy%E1%BB%85n+xu%C3%A2n+di%E1%BB%87n+l%C3%A0+ai&hl=vi&rlz=1R2ADFA_enVN441&prmd=ivns&ei=_3kxTpgX6t-YBcn10MYJ&start=10&sa=N.

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Nhà không mèo.




Tiếp đến con mèo con bé tý xíu, có cái tên là " Vàng" đã đi mất vào tối qua, sau cái lúc nó kêu nghêu nghao khi trên bếp đang rán chảo cá. Đòi mãi mà chẳng được, nó quay ra cúi xuống lũi cũi ăn vài hạt cơm cũ khô queo từ trưa còn lại nơi đáy bát.

.

Giá như, nó được ăn chút cá, rồi có mất cũng đỡ. đau đớn hơn thế này ! Con Vang tội nghiệp.

.