Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Nhanh và ngay !


Nhanh và ngay !
Posted on 28/02/2011 by gioviet

.
Bác sỹ bắt được đúng bệnh thời đại, đưa ra chính xác cách trị bệnh, không phải là các nhà chính khách chính trị Mỹ , Anh , hay Đức. Rất đáng ngạc nhiên, người dân dưới đáy của xứ Tunisia, lại chính là người tìm ra loại hoa đặc trị hữu hiệu bệnh này. Tàu sân bay ư ? chỉ đáng ngại thôi. Cấm vận, cô lập ư ? Chỉ gây khó, thêm chút lằng nhằng ….
Chưa bao giờ chúng ta tháy nỗi sợ hãi của Iran, của bắc triều , của Libya , vân vân và vân vân,dưới bất kỳ sức ép nào của Mỹ, của hội đồng bảo an , của Liên Hợp Quốc. Đến sự trừng phạt “bão táp sa mạc của Mỹ và liên quân “thần sầu quỷ khốc”, quét bay chế độ của Saddam Hussein như bay một chiếc lá…., và nhà độc tài có tầm cỡ này đã phải bị treo cổ, Tấm gương này, bão táp sa mạc kia, cũng chỉ ở mức là nỗi e dè , một bài học mà “nhớ cũng được, quên cũng được !”

Các loài hoa những ngày này thật sự là nỗi kinh hoàng, là vấn đề phải họp ngay lập tức, nhanh và ngay. Vấn đề trên cả hệ trọng, mà còn là đặc biệt nghiêm trọng, vì sống còn, hay sụp đổ lập tức. Những phản ứng nhanh và ngay trên mọi vấn đề, kể cả phải hy sinh mặc xác bộ mặt ngọai giao, mặc xác kể cả vị thế bàn ghế trong cái sân chơi quyền lực hội đồng lớn Bảo an hay Liên hợp quốc. . Nhiều nhà báo các hãng lớn hàng đầu thế giới, bị đánh, bị giam giữ, bị thu đập máy ghi hình , phương tiện , hàng loạt, cùng lúc, mạnh tay không cần giữ ý tứ. Nhiều nhân vật lớn sẵn sàng tuyên bố những việc họ sẽ làm cho dân chúng một cách dễ dãi luýnh quýnh, dù mới đây thôi, họ chẳng thèm để ý, chứ đừng nói là thỏa hiệp.
Cùng với những lời hứa có vẻ “cố gắng giữ lời hứa”, là, những lời cầu nguyện cho sự ổn định nơi khói hương chùa chiềng lóng lánh.
Lý thuyết, hàng không mẫu hạm hơn hẳn 1 bông Nhài. Nhưng thực tế ? Chưa hẳn là vậy ! Sự có mặt của Hoa đã tạo hiệu ứng sợ hãi hoảng loạn.

Hoàng thành, bài thơ trong chiều.




Hoàng thành, bài thơ trong chiều.
Posted on 28/02/2011 by gioviet


.
Vào Hoàng thành Thăng Long
Chiều mùa xuân tràn nắng
Đất rộng, thành cao
Ta ở đâu giữa vùng vua choáng ngợp ?

Chưa kịp hỏi trung thần ngày xưa
Vào cửa cũ, có trở ra lối cũ?
Đứng trên chính lâu
Nhìn về Cột Cờ
Có biết phía sau lưng là phương Bắc
Trứớc mặt là trời Nam?

Cửa tấm lớn, thềm cao hơn phận cỏ
Người vào Hoàng Thành hôm nay, có khác phận người xưa ?
Ánh mặt trời của chiều có còn xuyên vòm tối,
Có còn hồn mái Việt ở trên kia ?

Tôi dắt tay em đi lên từng bậc
Em nâng vạt áo dài, chao bước chân trần
Xõa tóc bay, về phía cửa thành qua biển
Cười có gió nơi rặng san hô.

Tôi tần ngần viết bài thơ đất nước
Một đất nước không có đàn cừu
Một đất nước có Lời Ru thấm sữa
Một đất nước có tên riêng, có hình, có chữ
Có những người con gái đẹp lạ kỳ
Đêm đêm, muốn được tự tình, ý, lời tiếng Việt
Thứ tiếng cảm và rung ở nơi trái tim

Tôi tần ngần viết bài thơ đất nước
Trong ánh chiều phủ xuống Hoàng Thành
Vẫn là kia, em , như ngày hội
Thăng Long này, đang bước bên tôi.

Có biết không ? Em là hình của Nước
Dáng đẹp mềm , dịu , Việt buồn !


. .. .. .. . . . . . gioviet, ngày 27 tháng2/2011

.


Làn sóng “cách mạng hoa” vẫn tiếp tục loang trên nhiều lục địa.






Con số các nước có lời kêu gọi “cách mạng hoa” đã tăng nhanh chóng. Phản ứng của các chính thể độc tài chuyên chế đều giống nhau ở phần đầu và phần giữa, nhưng rất khác nhau vào lựa chọn phần cuối.
Phần đầu là đàn áp bắt bớ, khống chế hù dọa, chia rẽ cô lập lực lượng biểu tình.
Phần giữa là dùng lực lượng quân sự tấn công vào dòng người dân biểu tình bất bạo động với mục đích răn đe để dập tắt.


Mọi kiểu nhà nước không tự do dân chủ đều giống nhau ở 2 phần trên. Phần cuối còn lại là rất khác. có anh độc tài “khôn” thì sau khi sờ , thấy mềm thì nắn, thấy rắn thì buông” , đã nhanh chóng bỏ ghế bỏ nước tháo thân, tự biết đã hết cờ, tự lựa chọn giữ lại sự sống của mình và con cháu ở một vị trí khác trên bản đồ, chấp nhận tài sản bị mất nhiều, nhưng không bao giờ là mất hết, vẫn còn găm rơi vãi nhỏ lẻ đâu đó. Tuy chỉ còn lại cái gọi là “nhỏ lẻ”, các anh loại này cũng biết thừa rằng sống vẫn thừa thãi dư dả cho nhiều đời sau nữa, chỉ cần đừng phô trương ồn ào. Điển hình là Mubarak của Ai Cập.
Có anh , phần cuối lại chẳng lựa chọn, mặc dù cả đời đã luôn lựa chọn liên minh, tính toán đối thủ, với cả đời từ vô danh đến nổi cồn tên tuổi, không dưới chục tỷ bước đi, sau khi đã hàng trăm tỷ tính toán bước cờ trong cuộc cờ lớn. Cuộc cờ lớn lại chứa biết bao khổng lồ các ván cờ thế và lực - quyền và lợi - thật và giả trong mọi phương diện, mọi lĩnh vực. Loại này, không như Mubarak, hắn không quan tâm đến việc mất tiền khi bị phong tỏa tài sản, hắn không để ý đến bị truất đặc quyền ngoại giao. Người dân chết phơi thây hàng loạt bởi ý chí, bởi quyết định của hắn, hắn bất chấp. Thành phố gục đổ, đất nước của hắn tan hoang, hắn cũng bất chấp. Ngay những người lính trong quân đội của hắn, hắn cũng sẵn sàng thiêu sống hàng loạt. Hắn dám ra lệch cảnh sát bắn thẳng vào người biểu tình, ra lệnh quân đội xe tăng nghiền nát dòng người biểu tình, máy bay ném bom vào cuộc biểu tình. Điển hình loại này là tổng thống độc tài Libya.


Cả một đời tính toán, cả cuộc cờ cân nhắc cái lợi, nhưng, phút cuối cùng tự đi một nước cờ đày bản năng , tự tử và chết chóc. Không nơi dung thân, thế giới truy nã tội phạm quốc tế, Phong tỏa tiền bạc tài sản, cả dân tộc với biết bao gia đình giận dữ hay lặng lẽ tầm thù, mối thù xuyên thời gian, từ hôm nay của hiện tại, truy đuổi sẽ theo nhiều năm tháng, như một phần của lịch sử, lịch sử về sự trả nợ của những nhà độc tài- lịch sử đau thương của dân tộc, của các dân tộc.


Nhân loại còn biết đến chỉ số tàn bạo trong phản ứng của các độc tài, sẽ ra đời những cơ chế khống chế tiêu diệt nó một cách nhanh gọn trên phạm vi toàn cầu


Từng cá nhân, từng quốc gia hiểu đầy đủ hơn giá trị của một nền chính trị dân chủ thực sự, một hệ thống quyền lực nhà nước có kiểm soất của mọi người dân thông qua tự do báo chí, kiểm toán độc lập, đã phải đong bằng bao nhiêu máu, và phải quyết có nó, quyết đạt tới và giữ được nó.


Hết cờ ! Khi, 4 bề thọ địch, trên đầu, lưới trời lồng lộng thoát được sao ?
.

Link của 2 tấm ảnh http://www.voanews.com/vietnamese/news/world/libya-reaction-1st-upd-02-27-11-117012953.html


.