Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Ban Mai, tức Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy – Tưởng niệm 10 năm ngày Trịnh Công Sơn về Vĩnh hằng !

.





Ban Mai, tức Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy – Tưởng niệm 10 năm ngày Trịnh Công Sơn về Vĩnh hằng ! Posted on 01/04/2011 by gioviet .



.Ngày tưởng niệm này, tôi viết về những tấm lòng, những nhân cách của người kính trọng và yêu ông.


Nhiều lắm lắm ! chỉ cần nhìn giá vé bán cho cuộc hát hò có kiểm duyệt hôm nay tại thành phố Sài Gòn đủ thấy : loại thấp nhất 1 000 000 vnđ, loại 2 000 000 và loại 3 000 000 vnđ. Danh mục bài cũng chẳng nhiều nhặn gì, loanh quanh trong vùng vài chục, xin phép khống chế qua kiểm duyệt, loanh quanh tránh né đề tài Chiến tranh, Phận người Phận nước..


Những ngày này trước đây không lâu, ở Hà Nội, thành viên yêu Nhạc Trịnh long trọng tổ chức rất lớn, từ sinh hoạt online phong phú , cấp tập phản hồi qua lại đi về như thoi đưa, đông chẳng kém gì trang http://danlambao1.wordpress.com/ . Sinh hoạt offline thì tự đóng góp tiền thuê hẳn nhà hàng, rồi ngồi hát với nhau, trong tiếng đàn mộc giản dị, có những ngọn nến thắp lên để cùng nhớ về Người. Nhu cầu kỷ niệm ngày sinh ngày mất của nhạc sỹ Trịnh, luôn là những con số hàng trăm người.


Rồi có một ngày, cơn bão đưa ma quỷ đến, ma quỷ làm kinh tế, người ta đành chấp nhận sự thao túng. Ma quỷ thâm sâu hơn, định làm biến dạng hình ảnh Trịnh , cố tình hạ thấp không gian yêu Trịnh của hàng trăm thành viên chính thức tại Hà Nội. Đến đây, không ai thỏa hiệp. Tất cả đồng loạt bỏ đi. Nơi ấy bây giờ chỉ còn trơ lại bộ gọng với một không gian ngưng lặng.


Những thành viên yêu Trịnh, tản đi khắp nơi, họ hòa vào các nguồn mạch của đại dương Internet, dâng tỏa tấm tình của Trịnh với phận Nước với Thân phận người Việt, và dâng tình yêu đối với người nhạc sỹ tài hoa vĩ đại này của dân tộc việt.


Có một người tôi chưa được gặp, có lẽ chị có tình yêu với Trịnh lớn hơn chúng ta. Nhưng, cũng có thể khác, chị có hành động thiết thực, mạnh mẽ hơn chúng ta. Ở đây tôi muốn nói về một tác giả và tác phẩm bị thu hồi sau khi đã kiểm duyệt phát hành.




Tiểu sử Ban Mai:


Ban Mai tên thật Nguyễn Thị Thanh Thúy.Tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn, ngành Ngữ Văn.Hiện là chuyên viên chính phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế Trường Đại học Quy Nhơn. Sách đã xuất bản: “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” NXB Lao động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Hà Nội, 2008. Tái bản năm 2010, NXB Văn Mới, Cali, Hoa Kỳ..

———

Tham khảo thêm link



.

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Sai lầm chiến lược của Philippines – bài học đau đớn. Còn việt Nam ?


.

Sai lầm thứ nhất diễn ra năm 2004, khi Philippines rời bỏ hàng ngũ với các nước có liên quan khác, và trở thành quốc gia đầu tiên ký một thỏa thuận với Trung Quốc về khảo sát địa chấn chung ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp…đọc tiếp link http://hoangquang.wordpress.com/2011/03/27/da-d%e1%ba%bfn-luc-cung-h%e1%bb%a3p-tac-ch%e1%bb%91ng-trung-qu%e1%bb%91c/#more-6257 .

.

Bài viết dài, nhiều dẫn liệu, đáp ứng tình hình nóng bỏng của khu vực và của Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, bài viết đưa ra giải pháp sau, xin trích :

“….Vậy cách tốt nhất các nước nhỏ nên làm là gì? Trước hết, Philippines nên tham gia cùng Việt Nam, Malaysia và Indonesia trong việc khẳng định rằng Trường Sa không có EEZ hay thềm lục địa riêng, hoặc cùng lắm chỉ có rất ít. Mặc dù quan điểm đó không làm dịu được tranh chấp Trường Sa, nhưng nó có nghĩa là phần lớn không gian biển ở Biển Đông sẽ không thuộc vào vùng bị tranh chấp, và do đó sẽ thuộc về các nước nhỏ này với tư cách là EEZ và thềm lục địa do các bờ biển và đường cơ sở quần đảo trên Biển Đông tạo ra.Thứ hai, các nước nhỏ trong tranh chấp nên bắt đầu khai thác lợi thế số đông của họ. Cụ thể, tất cả đều nên ủng hộ quyền của mỗi nước có EEZ và thềm lục địa 200 hải lý do đường bờ biển và đường cơ sở quần đảo trên Biển Đông tạo thành.Một bước cụ thể họ nên tiến hành là lên tiếng ủng hộ quyền của Philippines ở bãi Cỏ Rong, của Malaysia ở bãi James Shoal, của Indonesia ở Natuna Sea, và của Việt Nam ở bãi Tư Chính (Vanguard Bank) và Nam Côn Sơn. Trong mỗi trường hợp này, tiếng nói của cả năm nước chống lại yêu sách đơn độc của Trung Quốc sẽ khiến họ dễ dàng thuyết phục công luận quốc tế về lợi ích của mình, và góp phần ngăn chặn sự lấn át của Trung Quốc.

.

Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam không bao giờ được quên rằng đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.” .

.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Mãi mãi !



. Cô bé lớp 12 hỏi tôi về cách định hướng. Nhìn mặt trời buổi sáng chiếu vào Hoàng Thành, tôi dang tay, mặt quay vào mặt trời ; thong thả chỉ từng phía : .

- ” Trước mặt là hướng Đông, Nơi có biển đảo của chúng ta, mặt trời mọc lên từ hướng ấy! ”

- " Sau lứng là phía Tây, có dãy Trường Sơn tiếp giáp với một nước Lào nghèo khó và hiền lành. ” - "Phương Bắc là Trung Quốc, Nơi có Thiên An Môn , có Mao và Khổng, luôn nằm ở phía tay bên trái. ”

- " Phương Nam trên tay phải , có bàn tay mà em vừa viết lời nguyền yêu anh mãi mãi. .

Người ta không dạy cô bé lớp 12 về cách định hướng trong trời đất mịt mùng này ? Người ta lại để cho truyền thông – giáo dục tung hoành nhồi nhét những vòng 1, vòng 2 của các sao , của sành điệu, của lộ hàng khoe đồ, của bạo lực xã hội, bạo lực học đường ? Học sinh nam đâm đầu ngập trong game net, các em thuộc làu sử tàu, biết dành dẽ việc cậu ấm ” Cường đô la” quẳng cái phôn mấy ngàn đô xuống nước mà mặt lạnh tanh đại gia như thế nào. .

Cô bé viết vào lòng tay tôi lời yêu mãi mãi. Tôi vẽ lên không gian lời nguyện yêu đất Việt mãi mãi. Môt ngày nào đó, cô bé có thể quên lời yêu. Nhưng, tôi thì không thể !

............................................gioviet. Hà Nội, tháng 3/2011.

. .

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Cụ Phan Châu Trinh là ai ? Cụ đề cập đến văn minh phương Tây và Nho Tàu thế nào ? – trang 1


Mấy chục năm nay, có lẽ chê dân trí nước nhà thấp kém nên các vị báo chí, cơ quan tuyên truyền không thèm đăng về cụ. Người dân chỉ biết có phố mang cái tên ấy! còn cụ đã làm gì, nói gì, tư tưởng thế nào thì ít thậm chí không được biết. Trên báo mạng http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luat-Phap/Quan_Tri_Chu_Nghia_va_Dan_Tri_Chu_Nghia/ có đăng bài rất hay, xin được lấy về mở ”góc thư viện gioviet”. Nội dung như sau:

.

Diễn văn của cụ Phan Châu Trinh đọc tại Sài Gòn, năm 1925 Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa

(Một số nhà nghiên cứu hiện nay tìm cách giải thích tư tưởng của ông theo chiều hướng “cải lương”: chỉ đánh giá cao ông như một nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn (thậm chí một nhà cách mạng văn hóa) mà vô tình hay cố ý bỏ quên vai trò của Phan Châu Trinh với tư cách là một nhà hoạt động chính trị )


.

Thưa các anh em, chị em, đồng bào!

Từ khi tôi biết cái học mới tới bây giờ, thì trong trí tôi bực tức, ngẫm nghĩ lấy làm lạ quá. Lạ vì trong xứ Á Đông này có bốn nước đồng văn, mà đều sùng bái cái chính thể quân chủ, đều sùng thượng Nho Giáo. Vậy làm sao mà từ hồi cái văn minh bên Châu Âu tràn sang cõi Á Đông đến nay thì chỉ có người Nhật Bản bỏ ngay cái học cũ mà theo lối mới, thì sự giàu mạnh trông thấy liền trước mắt, chừng trong bơn mươi năm mươi mà đã sánh vai với liệt cường? Còn nước Xiêm ở gần bên ta, thì nó chẳng có đạo Nho gì hết, nó chỉ có đạo Phật mà thôi, mà nay nó cũng đứng vào hàng Vạn quốc bình đẳng; tại làm sao mà được như thế? - Chẳng có sự gì thế, hễ người Anh lại nó cũng cho vào, người Pháp lại nó cũng cho vào, người Mỹ, người Đức lại nó cũng đãi tử tế, để nó học cái hay của mấy nước đó.

Chỉ chừa ra có ba nước là Tàu, nước Cao Ly và nước ta, dân thì nghèo, nước thì yếu, cái phần người dốt nát chiếm đến 80%. Còn cái gọi là thượng lưu, trung lưu, chẳng qua là trong bọn “bát cổ”[i](1) đã chiếm hai phần ba trong nước; thật chẳng biết cái Nho Học là gì, mà cũng nhắm mắt lại chê càn cái văn minh mới gọi là rợ! (đây là tôi nói Cao Ly (Hàn quốc) và Tàu, còn Việt Nam ta để tôi nói lại sau).

Nhưng mà nay cái phong trào trong thế giới nó mãnh liệt lắm: ai thuận theo nó mà đi thì thuận buồn xuôi gió, ai không thuận theo nó thì cũng bị xô đẩy lướt đi như cỏ rác. Vậy cho nên bọn thiếu niên Cao Ly họ đã tỉnh dậy, mới có cái hồi vận động năm 1919, làm cho Nhật Bản ngoài phải bỏ lòng hổ lang đi, mà trả cái tự do lại cho họ; nước Tàu thì có sự vận động bọn thanh niên năm 1925, làm cho liệt cường thể nào cũng lấy sự công bình mà đối xử với họ.

Khốn nạn thay cho dân tộc nước Việt nam ta, đến bây giờ trong dân tộc mà gọi là các ông Nho học tức là các ông có học được ít chữ Tàu, mà nhất là các ông đã đậu được Cử Nhân Tiến Sĩ; các ông đó tôi dám chắc rằng không hiểu Nho Giáo là gì hết; vậy mà mở miệng ra là cứ đem Nho Giáo ra để làm chỗ dựa, để bài cái văn minh kim thời, tức là cái văn minh mà các ông tuyệt nhiên không hiểu được một chút nào cả. Còn nói về các anh thiếu niên tân học, trừ ra có đôi anh tự cái sức thông minh mà tìm kiếm ra thấy được nhiều ít, kỳ dư thì chỉ theo cách học cũ: mong kiếm được cái chức phận gì, hay là coi cho rộng để viết lách khoe khoang mà thôi. Không có ông nào chịu đem cái sự Âu Tây để so sánh lại với cái học cũ của ta, xem điều gì hay, điều gì dở cho người ta xét đoán mà tìm thấy đường tiến tới sau này. ** * Tôi xin lỗi các anh chị em đồng bào, cái đề mà tôi lựa diễn thuyết bữa nay, Quân trị chủ nghĩa (tức là nhân trị chủ nghĩa), Dân trị chủ nghĩa (tức là pháp trị chủ nghĩa), cái đề mục đó thật là lớn lao quá, không phải là sức tôi có giải quyết ra cho minh bạch được.

Muốn giải quyết ra cho minh bạch thì phải tìm về Âu Á lịch sử chính trị học và chính trị triết học, mới có thể nói ra cho tinh tường được. Các anh chị em còn lạ gì tôi: cái học về đường lịch sử chính trị Tàu thì tôi cũng hiểu được ít nhiều, còn về đường Tây học thì thật kém lắm. Nhưng mà tôi cũng ráng hết sức, đem cái việc mà tôi đã biết xin nói ra cho anh em nghe, còn cái việc gì cao xa không thấu, thì để phần ông nào hiểu hơn tôi diễn giải ra cho anh chị em rõ.

.

Nói về cái lịch sử quân trị chủ nghĩa Cuộc quân chủ đến ngày nay thì cũng như một cái hoa tàn lá héo phất phơ trong đời bây giờ. Xem như trong cõi Á Đông này, không kể những ông vua mất nước rồi mà những nước mạnh họ chỉ để làm con nộm, con bồ nhìn để đè dân bản xứ, thì chí có vua Xiêm và vua Nhật đủ quyền phép đáng xưng là Ông Vua mà thôi. Âu châu bây giờ dân chủ đã đến 14 nước mà quân chỉ chỉ sót lại có 12 nước. Còn bên Mỹ châu thì chẳng còn nước nào quân chủ. Vậy thì ta có thể nói rằng: trong trái đất này chỉ có 8.000 [sic] triệu người, mà số dân có vua thì không được một phần trong số mười.

Vẻ vang thay cái oai quyền dân chủ! Gớm ghê thay cái dục vọng của quân chủ! Đang hồi thượng cổ, trung cổ, dân chúng còn hèn yếu ngu dốt, cho nên bất câu loài dân cũng phải có cái quyền quân chủ để bao bọc cho dân, dạy dỗ cho dân, che chở cho dân; đang cái thời đó thì quân chủ thật là một vị thuốc hay cho loài người hồi đó. Khốn nạn thay cái tính loài người; thấy người ta tôn trọng mình bao nhiêu thì mình lại thêm kiêu hãnh bấy nhiêu; thấy người ta kính nể mình bao nhiêu thì mình lại càng tự thần tự thánh bấy nhiêu; thấy người ta chiều chuộng mình thì mình lại muốn ngồi lên đầu người ta!

Không những thế lại muốn truyền cho con cháu từ đời này qua đời khác, như cái gia tài riêng của mình. Đất muốn cho ai thì cho như là bán ruộng, còn dân thì làm như bọn mọi vậy. Ta cứ xem từ xưa đến nay, bất cứ vua nào, hễ cướp đước lên làm vua thì tìm đủ cách để truyền cho con cháu cho lâu dài, mà rốt cuộc lại họ nào lâu lắm là ba trăm năm, còn mấy họ vắn thì năm mười năm thôi. Cái cuộc đó thì ở Á ở Âu gì cũng thế cả. Nhưng mà ở Âu Châu thì đến thế kỷ mười bảy, mười tám, các bậc hiền triết ra xướng lên cái chủ nghĩa dân quyền. Mấy ông vua nào hung dữ chuyên chế, phản đối lại cái phong trào dân chủ thì bị nhào cả; còn anh nào điều hòa với dân thì còn ngắc ngoải đến bây giờ. Về vấn đề này thì tôi cốt chỉ cho rõ cái quân trị chủ nghĩa bên Á Đông này thật không phải là gốc tự Nho Giáo. Tôi xin chỉ vẽ rõ ràng cái tư tưởng sai lầm từ xưa dến nay cho anh chị em đều hiểu.

Cứ theo các ông triết học Âu Châu bàn về lịch sử nhân loại: kể từ loài người mới sinh, rồi làm sao có gia trưởng, làm sao có tù trưởng, làm sao rồi thành vua thành chúa; cứ nói như thế thì mất hết thì giờ, mà các Ngài nghe cũng vô ích. Vậy nên tôi cứ sử Tàu mà cắt nghĩa để các Ngài dễ hiểu hơn. Tàu thì tôi nói từ vua Hoàng Đế là một ông vua mạnh nhất ở Tàu. Từ núi Côn Lôn (phía Tây nước Tàu) tràn xuống phia Bắc Tàu, rồi đánh với dân bản xứ Tàu là dân Hữu Miêu ở miền Dương Tử Giang, giết được tướng nó là Xuy Vưu; ông ta thật là một ông vua lớn của nước Tàu.

Nhưng vậy mà đến khi ông Khổng Tử làm sách, ngài không muốn để tên ông Hoàng Đế đầu, vì ống thấy thượng bình thượng võ lắm. Ngài chỉ chép từ vua Nghiêu vua Thuấn mà thôi. Vì hai ông vua ấy không có lòng gì muốn làm vua hết, chỉ vì bị các nước chư hầu bắt buộc, họ bầu cử lên mà thôi, cũng nối nghiệp ông Hoàng Đế mà đi đánh Hữu Miêu, nhưng trong một tháng không được thì rút binh về để lo sửa việc học hành, dạy dỗ dân mà thôi. Đời đó thì bày ra những là dạy dân có ngũ luân, làm lịch có ngày tháng thì giờ, cho tiện người làm ruộng, đặt ra cân ra thước, ra lường để cho tiện việc dân buôn bán, bày ra có áo xiêm, có lễ phục v.v… còn nhiều thứ nữa tôi không có kể ra đây cho hết được. Đây các Ngài nghe cho rõ: cái dân tộc Á Đông mà có Nho Giáo ra là từ hai ông. Nên ông Khổng xưng là “tổ thuật Nghiêu Thuấn”. Thầy Mạnh nói cũng chỉ khuyên Nghiêu Thuấn. Mà bây giờ nước ta có học một hai chữ Tàu, hễ mở miệng ra là nói đạo Nho cũng vì cái lịch sử lờ mờ đó. Đây tôi xin nhắc lại cái đời Nghiêu Thuấn, lúc đó thế nào nhỉ? Cái đời đó vua Nghiêu vua Thuấn chẳng qua là một anh thủ lĩnh của đám tù trưởng ở trong dân tộc Trung Hoa hồi đó mà thôi.

Cứ theo cái dấu tích lịch sử mà suy, thì lúc đó chư hầu nước Tàu có ít cũng đến mười lăm ngàn nước; về sau trong hai trăm năm rồi vua Võ hội chư hầu ở Đồ Sơn còn lại một vạn nước, theo số đó, thời đó thì không sai sút mấy. Vậy thì cái nghi vệ và cái quyền lợi của Thiên Tử hồi đó thế nào? Thiên Tử cũng chỉ ở trong một nước nhỏ như các nước chư hầu vậy thôi, chỉ có lập ra triều nghi để các chư hầu triều cống. Cái quyền to nhất là cái quyền được tế trời đất, còn chư hầu chỉ được tế những núi những sông ở xứ mình mà thôi. Thiên Tử có đi xem xét ở các nước chư hầu thì chư hầu phải đón rước, Thiên Tử được cử người lên làm quan, có tội thì phạt, có công thì cũng được phong làm chư hầu.

Vậy thì nói lược qua đó, anh chị em đủ biết ông Thiên Tử cũng giống như ông Tổng Lý Hội Vạn Quốc đời nay. Chỉ có được lễ triều cống, được cầm quyền chinh phạt, là theo cái số nhiều chư hầu mà phạt nước này mà thưởng nước kia. Thương hại thay các ông học chữ Tàu, nghe nói đến cái tên Nghiêu Thuấn thì các ông tưởng là nhà Ngũ Phụng Lâu, cỡi xe long xa, tưởng là cũng ra vào hò hét như các vua ta bây giờ. Nhưng mà có ai đọc địa dư hay là có đi du lịch dến chốn Bình Dương Bồ Bản, thì mới biết rằng cái kinh đô của hai Ngài bằng hai cái thành con bây giờ, nghĩa là không đầy hai ba dặm vuông. Từ đó vua Võ nối vua Thuấn, truyền ngôi cho con trị những nước chư hầu lớn mà cứng đầu nhất, nghĩa là nó muốn giành ngôi Thiên Tử: như là đời ông Võ thì giết ông Phòng Phong, đời ông Khải thì giết Hữu Hồ, đời ông Thiếu Khang thì giết Hậu Nghệ ở nước Hữu Cùng. Ấy là tôi tạm đặt đó là cái thời kỳ thứ hai của Thiên Tử.

Từ đó về sau dến 400 năm, đến đời ông Kiệt. Ông Kiệt thì tôi không cần nói những cái lỗi của ông ấy ra, các Ngài cũng đã hiểu rồi. Đến khi đó thì các nước chư hầu nhỏ nhất làm đầu, mà đánh đuổi ông Kiệt đi, rồi thay vào ngôi Thiên Tử. Cái việc mấy nghìn năm rồi, có thật hay không, không biết, nhưng mà tôi cũng thuật lại cho mà nghe. Khi ông Thang được chư hầu cử lên làm Thiên Tử, thì ông cáo với dân và các nước chư hầu rằng: “Ông lấy cái sự đuổi vua Kiệt đó làm thẹn, nhưng vì ông muốn cứu dân nên phải làm”. Tuy ông nói thế nhưng chư hầu vẫn cứ tôn ông lên ngôi Thiên Tử. Ấy là cái oai quyền Thiên Tử tấn tới bước thứ ba. Từ sau con cháu ông đến sáu bảy vua giỏi nối nhau làm vua, truyền đến 600 năm. Đến đời ông Trụ dân không phục nữa mới mất nước. Hồi ấy dân ông Trụ ba phần thì đã hai phần phục theo ông Văn Vương rồi, thế mà ông Văn Vương cũng không chịu đuổi Trụ, đến đời con ông Văn Vương là ông Võ Vương mới giết ông Trụ mà lên làm vua. Đến hồi đó thì sự đánh dẹp, thấy luyện tập cũng đã gớm ghê lắm rồi, thấy quân lệnh cũng nghiêm trang, binh giáp cũng dữ dội, cũng lấy giết người chảy máu làm nhiều danh giá, nếu giết được tướng giặc thì cũng chặt đầu bêu lên, cũng làm cách dã man như lối bây giờ vậy. Cho nên ông Khổng khen ông Văn Vương là chí đức, chê ông Võ Vương là vị tận thiện là thế. Từ ông Võ đến đây là hơn một nghìn năm, ông tức là vua đầu nhà Hạ. Khi ông lên làm vua thì dưới quyền ông còn hơn một vạn nước; đến hồi vua Thang nhà Thương đuổi vua Kiệt, thì còn mấy nước chư hầu sử không thấy nói. Đến đời ông Võ Vương nhà Chu đánh ông Trụ thì thấy chư hầu không hẹn mà tới hội được 800 nước.Vậy thì không độ một nghìn năm thì tuyệt mất hơn 9000 nước. Đời ông Võ Vương thì oai quyền lắm, nên có thể nói rằng đến đời này thì cái oai quyền Thiên Tử tấn tới bước thứ tư. Bây giờ tôi xin nói tóm lại: Khổng, Mạnh và Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ tức là những ông đã làm ra cái gương để cho các vua đời sau gọi là Nho Giáo. Ta phải xem xét các thời thế phong tục của các vua đời sau so lại với Nho Giáo thì có giống chút nào không? Từ sau Võ Vương giết vua Trụ, dân đã không phục, duy có đời vua Văn, vua Võ, vua Thành, vua Khang thì dân phục mà chư hầu cũng phục. Đến đời vua U vua Lệ thì dân nổi lên giết các vua ấy, rồi ngôi Thiên Tử của nhà Chu từ đó mất theo. Một đoạn lịch sử tốt đẹp của Tàu từ Nghiêu Thuấn cho đến Văn, Võ, thật như là cái khí mùa xuân, như là ánh sáng mặt trời êm ái, ai thấy không khen ngợi, ai thấy không ước ao. Vậy cho nên Đức Khổng, Thầy Mạnh nhân đó mà lập ra cái đạo để bình trị thiên hạ thì cũng phải lắm. Lạ thay cho đến đời Xuân Thu là nữa đời Chu thì năm nước Bá ra, chẳng cần gì đạo đức nhân nghĩa như trước cả, chỉ lấy cái giả dối thay nhau, còn Thiên Tử chỉ để lấy cái huy hiệu mà thôi. Từ lúc đó rồi thì còn lưu được 300 nước; hơn một trăm năm nữa rồi chỉ còn bảy nước; không đầy một trăm năm nữa thì rút lại thống nhất về nhà Tần. Về cái thời này tôi mới cắt nghĩa cái quân trị chủ nghĩa tức là nhân trị chủ nghĩa Ông Tần Thủy Hoàng khi mới lên làm vua thì ông làm cái gì? Ông đặt ông là ông vua đầu; ông truyền cho đến muôn nghìn đời sau; ông sợ dân khôn nên ông đốt sách; ông sợ học trò chống cãi lại nên chôn sống học trò; sợ để gươm giáo trong dân gian nhiều thì dân nó nổi giặc; nên ông phá ra đúc làm tượng để chơi! Phá mấy cái thành cao, lấp mấy cái ao sâu, không cho dân dựa đó mà chống lại nước nhà. Lại tin cái câu sấm “Vong Tần dã Hồ” mà bắt cả dân gian già trẻ đi đắp Vạn Lý Trường Thành, khổ não biết bao nhiêu. Cái mối loạn phát ra từ đó. Ông làm như thế thì ông tưởng có cái gì mà sợ nữa. Ông làm ra cái cung điện A Phòng, bỏ vài ba nghìn con gái đẹp vào để chơi. Ông làm ra cái lăng Ly Sơn dài ba bốn dặm, có đàng cách đạo, trùng thành; còn nhiều cái sang đẹp nữa. Ông lấy chữ “Trẫm” để cho một mình ông Hoàng Đế xưng mà thôi. Đời xưng hễ xưng “hoàng” là “hoàng”, xưng “đế” là “đế”, khi trước đạo Nho lấy “vương” là quý, ông chỉ phong cho đầy tớ mà thôi. Sung sướng đặng bao nhiêu, chưa đầy 13 năm đã bị thằng Triệu Cao nó giết, rồi thiên hạ lại vào tay nhà Hán, quân chủ lại vào tay nhà chuyên chế khác nữa. Đó! Xin các ngài nghe rõ một khúc này nữa. Nay những ông Nho học ở nước ta, các ông yêu mến đạo Nho mà các ông ghét nhà Tần biết bao nhiêu; vì các ông thấy nhà Tần bội đạo Nho. Nhưng mà vua của các ông có xấu thế nào các ông cũng cứ vì với vua Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ chớ không khi nào các ông ví với vua Tần. Như mà các anh em thử nghĩ, vua mà xưng “Trẫm” là theo đạo Nho hay là theo Tần? Vua mà xưng là “Hoàng Đế” thì theo đâu! Vua mà có luật giết ba họ người thì có phải theo họ Tần không? Vậy mà ông vua nói mình theo đạo Nho; tự ông nói vậy là phải; các quan nịnh theo vua thì nói theo cũng phải đi, bọn đó không kể; còn các ông đồ già cũng rán gân cổ lên mà cãi rằng: Vua mình theo đạo Nho!Triều đình mình theo đạo Nho!Nước nhà mình theo đạo Nho!Dân mình theo đạo Nho!Vậy thì đạo Nho ở đâu? Do nhà Hán đến nhà Đường, do nhà Đường đến nhà Tống, do nhà Tống đến nhà Nguyên, do nhà Nguyên đến nhà Minh, do nhà Minh đến nhà Thanh, nghĩa là trong độ 2.200 năm đó, cách chịnh trị nhà Hán cũng không có gì rộng rãi công bình; nhưng Hán còn hơn Đường, Đường cũng còn hơn Tống, Tống cũng còn hơn Nguyên, Nguyên cũng còn hơn Minh, Minh cũng còn hơn Thanh. Xét cho cái lịch sử quân chủ ở Á Đông này thì chúng ta biết rằng từ Tần Thủy Hoàng về sau, các nước nói theo đạo Nho đó kỳ thật trong nước không có thi hành một chút đạo Nho nào, chỉ còn sót lại một hai điều ở trong gia đình mà thôi. Kỳ dư là những điều mấy ông vua chuyên chế dựa vào đạo Nho để đè nén dân.

Cụ Phan Châu Trinh là ai ? Cụ đề cập đến văn minh phương Tây và Nho Tàu thế nào ? – trang 2

Cái quân chủ lợi hại thế nào? Vậy bây giờ ta tóm lại để coi cái lợi hại về quân chủ như thế nào, thì ta thấy bất câu là Á là Âu, ở xứ nào, dân tộc nào mà lập thành nước để đến bây giờ, là đều nhờ những anh hùng hào kiệt đời xưa, họ ra cầm đầu cho dân, ngoài thì đối phó với các dân tộc khác, trong thì sửa sang lại việc hòa bình trong nước. Những cái công đức của các ông đó ta cũng nên khen ngợi, đáng ghi nhớ, chớ không phải không. Còn có dòng dân, trước còn đứng được, sau lại không có anh hùng hào kiệt đứng ra chống chỏi, thì lại bị nước khác nuốt mất. Xem như vậy thì cái lợi của quân chủ thời thượng cổ quý không gì bằng. Tuy các ông cũng có mưu về lợi riêng, nhưng chúng ta cũng có thể tha thứ được. Còn cũng có một cái dịp dùng cái quyền quân chủ rất tốt, như nước Nhật nước Xiêm, khi người Âu Châu mới qua thì dân còn ngơ ngác không biết gì, thế mà nhờ trên có vua anh hùng, dưới có các quan tài trí, đem đường chỉ lối cho dân tấn tới lại càng mau. Vậy thì đó cũng là một sự hay. Còn từ chỗ sắp sau, chỗ nào dân không thế nhờ được dịp đó thì cái quân chủ là một đồ vô dụng. . Ta xem bên Tàu 30 năm trước, vua Quang Tự đã hạ chiếu duy tân, vì có một người thiếp của cha mê trai, tham của, không chịu thay đổi chính trị, chẳng những làm cho dòng vua Mãn Châu mất, mà làm cho Tàu đến nay còn khốn đốn. Vua Cao Ly, bên vợ thì duy tân, bên cha thì thủ cựu, đanh nhau mãi, giết nhau mãi, rút lại cha mẹ thì ở tù, vợ bị giết, mình thì hai tay bưng nước dâng cho Nhật, rồi bị cách chức. Nhắc qua dến ông vua nước ta là ông Tự Đức mà đến bây giờ mấy ông quan già và mấy ông đồ già còn ca tụng là “Thánh Quân”, khi người Tây mới qua, quan binh thì cũng có như ông Nguyễn Tri Phương, như ông Võ Trọng Bình xin đánh, mà nói có muốn đánh thì phải xuất tiền đi ngoại quốc mua sống ống về mói có thể đánh được. Nhưng mà ông vua ấy có tính thương tiền tiếc bạc, cứ muốn chôn dưới đất, chẳng muốn đem mua cái gì cả, ông trả lời với quan binh rằng: “Các anh muốn đánh thì đánh, nhưng mà nếu các anh đánh không hơn thì các anh để mẹ con trẫm ở đâu?” Làm ép cho mấy quan võ như Võ Trọng Bình bỏ về, còn ông Nguyễn Tri Phương để cho Tây bắt, rồi không ăn mà chết. Cũng có người học thức như ông Nguyễn Trường Tộ, khuyên vua dạo qua bên Tây, xem xét cái văn minh của họ rồi cho người qua học, các quan văn cũng có nhiều người xin thế, mà ông vua trả lời rằng: “Nhật nó là dòng Mọi, Xiêm nó là dòng Mọi; Mọi thì nó học với Mọi được, chớ như ta con thần cháu thánh, lẽ nào lại đi học với Mọi hay sao?” Thôi! Tôi không đoán cái hay cái dở của ông vua đó, để các Ngài nghe rồi các Ngài sẽ đoán xét các ông vua đó là ông vua gì. Mẹ con ông chết thì có chỗ chôn, còn mẹ con hai mươi triệu bơ vơ đến bây giờ đó thì sao? Bọn mà ông cho là mọi rợ thì bây giờ nó đã tấn tới hết cả. Hai mươi triệu khi xưa không đến mọi rợ mà bây giờ chẳng những hóa ra mọi rợ, mà lại hóa ra tôi đòi hèn hạ nữa! . Quân trị tức là nhân trị (người trị người) Đây hãy nói tóm lại quân trị tức là nhân trị. Quân trị chủ nghĩa, tuy có pháp luật mặc lòng, nhưng mà pháp luật cứ tự tay vua lập ra, chứ còn dân thì không hay biêt gì hết. Vậy cho nên khi nào gặp ông vua thông minh anh hùng, hiểu được cái sự quan hệ giữa dân với nước là thế nào, mà trừng trị lũ quan tham lại nhũng, để cho dân được làm ăn, thì dân giàu nước mạnh, mà cái thì giờ của ông vua sống được bao nhiêu thì nước còn được thái bình bấy nhiêu. Còn đến mấy ông vua hôn ám thì ông sống với đàn bà con gái, với bọn hoạn quan, còn biết gì đến nước trao chính quyền vào trong tay mấy đứa nịnh thần, người đã hư thì nước cũng đổ thôi. Cho nên ông Khổng Tử có nói rằng: “Văn võ chi chính bố tại phương sách, kỳ nhân tồn tắc kỳ chánh cử, kỳ nhân vong tắc kỳ chính tức”, nghĩa là cái chính trị vua Văn vua Võ còn chép ở trong sách, có người chính trị giỏi thì cái chính trị trong sách đó mới thi hành ra, nết không có người giỏi thì cái chíng trị ấy mất. Tuân Tử thì nói rằng: “Hữu trị nhân, vô trị pháp” nghĩa là có người hay làm hay chứ không có cái pháp luật nào là hay được. Ông Mạnh thì kiêm cả hai ông mà nói rằng: “Đồ thiện bất túc dĩ vi chính, đồ pháp năng dĩ tự hành”, nghĩa là có người giỏi mà không có pháp luật thì cũng không làm chính trị được, có pháp luật mà không có người giỏi thì pháp luật cũng không tự làm lấy được. / Mấy nghìn năm nay, mấy ông vua giỏi, tướng giỏi hết sức mà tránh cho khỏi cái chữ quân trị là nhân trị, nhưng mà không được, là vì lập phép này phép kia cũng là tự tay vua, đến khi đạp đổ đi cũng tự tay vua. Ấy tôi nói những ông vua biết lo mà chữa cho khỏi chữ nhân trị là từ đời Tống, đời Đường sắp lên, những ông vua hiền minh thì thế. Còn từ đó sắp xuống thì chuyên chế quá lắm. Xem như ông Minh Thái Tổ đặt ra cái luật “hữu tài bất vi quân dụng”. Nghĩa là đặt ra cái luật hễ ai không ra cho vua dùng là có tội. Ấy là để bắt người ta phải ra cho mình áp chế hết cả, chớ không cho ai ở ẩn nữa. Về đời Càn Long lại đặt ra luật “yêu quân” nghĩa là có tài mà buộc vua cầu cạnh mình thì có tội. Những cái luật đó thì có ích gì cho dân tộc, cho nhà nước đâu, chỉ làm sướng cái óc kiêu ngạo, làm cho sướng cái xác thịt của ông “Hoàng Đế” đó thôi. Vua đời xưa thì còn cầu hạ sĩ, chứ còn vua sau thì cứ nằm ngửa đó, thằng nào có tài mà không ra cho tao dùng thì tao bỏ tù, thì còn gì sang trọng hơn nữa. / Từ nãy đến giờ tôi nói về lịch sử và triết học quân trị là nhân trị. Đây tôi xin kể thêm vài cái chứng thật cho anh em dễ hiểu. Nhân trị là cai trị một cách rộng rãi hay là nghiêm khắc chỉ tùy theo lòng vui, buồn, thương ghét của một ông vua mà thôi, pháp luật tuy có cũng như không. Thí dụ như ông Gia Long lấy cái luật của đời Càn Long nước Tàu để cai trị dân Việt Nam; trong cái luật đó nói rằng: “phí công quân bất hầu”, nghĩa là không có công đáng được giặc thì không phong tước hầu. Vậy thì ông Nguyễn Văn Thành phong tước hầu, à làm đến trung quân, chẳng qua do ông Gia Long vui trí mà cho đó thôi, chứ không phải ông Gia Long có lòng công bình mà xét cho cái công trạng của ông ấy theo đánh giặc từ nhỏ đến lớn. Sao tôi dám nói vậy? Bởi vì sau đó con ông Thành làm một bài thơ chơi, nghĩ cũng chẳng tội lỗi gì, mà ông Gia Long không biết tới ba họ. Như vậy chẳng qua khi cơn giận ông lên thì ông giết, chớ có pháp luật gì đâu. Tôi nhắc qua một cái tích của ông Tự Đức mà tôi đã nói ở trên. Năm Tự Đức thứ 25, dân Trung phần chết đói, nhà nước đã lo phát chẩn được một ít rồi, các quan lại xin trích tiền thuế trong các tỉnh, các chủ huyện để trữ lại trong xã thương các làng, phòng năm khác dân có đói chăng, thì ông ta cho dân được đem tiền đem lúa ra nạp quyên mà lấy chức Bá hộ, Bát phẩm, Cửu phẩm. Nhưng mà xuống dụ các quan cho dân quyên chịu đã, nghĩa là số quyên một nghìn quan tiền thì cứ đóng trước đi 300 quan rồi phát bằng cho đã, chừng nào đóng đủ số tiền thì sẽ phong sắc cho. Còn tiền đóng thì cứ để lại cho các làng ấy. Cái dụ xuống rõ ràng như thế. Cách một năm thì thấy cái dụ khác kể hết tiền chưa đóng và đã đóng rồi, bắt phải đem hết ra tỉnh để cấp cho lính đánh giặc. Tỉnh sức xuống phủ huyện, phủ huyện sức xuống các làng. Dân trả lời rằng vua cho quyên chịu, chớ không bắt đóng ngay, năm này mất mùa dân không chịu đóng, làm gì nó cũng không có mà đóng. Quan tỉnh tư Bộ, bộ tâu vua, vua phán phải làm tội hết những dân ấy. Nhưng trong luật Việt Nam những cái luật tiền bạc thuộc về dân qua lại với nhà nước thì ít thấy lắm, các quan không biết theo mặt luật gì mà làm án, phải tâu lên vua hỏi phải làm án gì, nhà vua bawst phải làm theo luật “thượng thư bất dĩ thiệt” nghĩa là chiếu theo luật các quan dâng thư cho vua nói về chính trị mà không thật. Quan Bộ cứ đó mà làm tội. Đến khi tư về các tỉnh, người thì sáu năm, người thì tám năm, người thì mười hai năm tù. Gia dĩ đang đi đói khát, cha xa con, vợ bỏ chồng, tưởng quyên cái Bát, Cửu phẩm để lấy làm vui, hay đâu không được vui mà lại phải ở tù. May đâu cái án đó đi đến Quảng Ngãi, gặp một ông Án Sát, ông ấy thì giỏi luật lệ mà có lòng thương dân, lo việc nước (ông ấy là người Bến Tre về tỉnh Vĩnh Long tên là Nguyễn Thông hiệu Kỳ Xuyên, sau lục tỉnh mất thì ông chạy ra Phan Thiết.) Ông ấy cứ từ từ mà bẻ hết cái án, rồi ông gửi trả lại cho Bộ, ông nói rằng: “cái vụ này chỉ có vua với quan dối dân, chứ dân không nói dối ai chút nào cả”. Còn chiếu theo luật “thượng thư bất dĩ thật” thì không đúng vào đâu cả. Ông Tự Đức biết mình lỗi, nhưng mà mắc cỡ xui cho người khác kiện ông Nguyễn Thông rồi cách chức ông đi, muốn trị tội nặng. Nhưng dân Quảng Ngãi và dân các tỉnh hết sức bênh vực ông ta, cho nên cũng chẳng làm hại ông được, chỉ đuổi ông ta đi mà thôi. Đây nói lược qua một hai điều cho các Ngài nghe, chứ tôi kể hết cái sử Tàu và Việt Nam thì mấy ngày không hết. . Nói qua dân trị chủ nghĩa Nay khắp cả thế giới những nước nào đã theo kịp được một ít văn minh Châu Âu, hay là hiểu được một ít tư tưởng tự do, thì ai cũng hiểu được cái tiếng dân chủ là thế nào, hay là dân trị là thế nào. Bên Âu châu có mấy nước quân chủ mặc lòng, nhưng nước nào cũng có đảng Dân chủ ở trong thượng, hạ nghị viện cả. Duy nuớc ta thì như trong lục tỉnh này thuộc với Tây đã hơn sáu mươi năm, cái chữ “République” thì nói luôn trên miệng, nhưng mà chẳng tìm kiếm nghĩa lý như thế nào, so sánh với dân trị chính thể cũ của nước ta như thế nào! Ấy là nói những người có ăn học, ý tôi xem hình như các Ngài đoán trước rằng có quân chủ là hơn. Còn nhất là dân nhà quê chẳng những không biết dân chủ là gì, mà đối với vua thì thờ trên đầu như thờ Thần thờ Thánh; chẳng những là không nghĩ đến sự “phải có hay là không” mà hình như có ai ngĩ đến việc đó thì phải bị sét đánh, đá vằn, voi chà, ngựa xé. Khi nào nghe nói bất luận là ông vua nào, nghe qua thì trong lòng đã vui mừng hớn hở, nghĩa là ông ấy chắc mình trông cậy được, rất dở là mới đây việc Phan Xích Long còn xảy ra trong xứ này. Vậy mới biết rằng cái độc quân chủ vào óc dân ta sâu quá, mà cái trình độ của dân ta cũng thấp quá, chỉ có một người mà nói: “Mầy phải trung với người này, phải kính với người này”, thì nó mới hiểu. Mà nếu cứ nói ra cái tên nước Việt Nam mà rằng: “Ấy là nước ông cha mầy, mầy phải thương”, thì tay nó không rờ được, mắt nó không thấy được thì nó không thể làm thế nào mà thương được. Vậy thì trừ ra một cái nhà, một cái vườn, vài mẫu đất nội chỗ con mắt nó thấy đó thì nó thương được mà thôi. Đã mấy mươi năm nay tôi thường thấy nhà báo hay nhà diễn thuyết, hễ mở miệng ra thì nói nước có hai mươi triệu quốc dân, trong giọng nói hình như có danh giá, có sự khoe khoang, có sự tin cậy. Nhưng mà tôi nghĩ trong hai mươi triệu ai cũng biết có nhà mà không biết có nước; như thấy trong cái nhà nào trong lúc rủi ro có ba, năm người con trai bị chết tuyệt tự, hay nhà nào ruộng đất mà bị kiện thưa, hay là bị con ham cờ bạc thì xúm lại nói ồn ào khắp dân gian, cho là việc quan hệ nhất trong xứ này. Còn đến việc “mất nước” thì chẳng ai mơ màng vào đâu. Một dân tộc mà nó đối với nước lơ láo lạt lẽo như thế thì cũng khốn nạn thật! Dân như vậy mà muốn bỏ vua đi mà lập ra dân quốc, chắc trong các Ngài có ông cũng lấy làm lạ. Nhưng tôi nghĩ rằng vì cái độc quân chủ giết hẳn cái lòng ái quốc của dân Việt Nam ta, bây giờ muốn cho dân Việt Nam ta biết nước là của chúng nó thì phải đem cái tụi bù nhìn đó vất hết cả đi, thì nó mới có thể tìm kiếm cái nước đó là nước của ai? Mà nòi giống ta thông minh, có lẽ một ngày kia sẽ gặp thấy rằng ở trong cái miếng đất mấy nghìn năm lưu truyền lại đây, cái quyền lợi của nó hãy còn nhiều. Cái quyền phép của nó cũng có nhiều, rồi nó sẽ hiểu rằng xưa nay người mà nó gọi rằng vua quan đó, chẳng qua là người thay mặt làm việc cho nó, nếu làm không xong thì nó đuổi đi cũng không có lỗi gì. Khi nào dân đã hiểu như thế thì nó mới biết thương nước. Mà có biết thương nước thì một ngày kia mới mong tự do độc lập được, chứ không thế thì cứ đời đời làm tôi mọi mãi. . Sao gọi là dân chủ? Câu này ở châu Âu thì không cần phải cắt nghĩa cho nhiều, nhưng mà ở trong xứ mình thì tôi cắt nghĩa mau mau để cho người ta hiểu cái đại lược. Lịch sử – bất cứ là dân nước nào số người học thức cũng là phần ít cả, thường thường nhờ cái đảng thượng lưu, trung lưu dẫn dắt nó đi ấy là lẽ thường. Nhưng mà duy có dân châu Âu khác với dân ta có một việc; từ khi bắt đầu khởi ra thì họ đã sùng trọng dân chủ. Nhưng không biết thế nào hồi nước Hy Lạp họ lại có cái hội gọi là Trưởng Giả hội nghị, thì do ông vua nhóm họp lại những bậc quí tộc mà lập pháp luật ban cho dân. Lại có cái hội tên là Quốc dân hội nghị, phàm là những việc do ông vua cùng những người quí tộc đã đặt ra thì phải giao cho hội ấy xem có bằng lòng thì mới được làm. Sau đến nước La Mã thì có hội nghị “một trăm người” thì lấy trong quân lính mà sắp đặt ra hội ấy, phàm xứ ấy có việc gì lôi thôi thì hội ấy bàn. Còn sau đến hồi dòng vua La Mã mất, thì có một cái hội “La Mã nguyên lão viện”, lại một hội “La Mã bình dân viện”. Cho nên sau khi La Mã đổi làm đế quốc chuyên chế mà cái phép La Mã cũng phát đạt luôn luôn. Bây giờ các nước đâu đâu cũng bắt chước La Mã cả. Trong một lối từ khi mọi Nhật Nhĩ Man tràn xuống phá La Mã đế quốc, các nước châu Âu được độc lập hết cả, thì cái chính thể hội nghị ấy đã mất đi mấy trăm năm. Lạ lùng thay người Anh còn giữ lại được rằng “Nhân dân hội nghị”, “Hiền giả hội nghị”, hai hội ấy đều là vua nhóm những kẻ tài trí trong dân gian để giao cho cái quyền “lập pháp”. Đến nay thành ra cái Hạ Ngị Viện Anh bây giờ, mà đến thế kỷ 17-18 lại truyền bá ra cả lục địa châu Âu. Ấy là nói đại lược qua cả lịch sử dân quyền châu Âu. Đây tôi xin nói qua chính thể dân chủ là thế nào? Bây giờ bên châu Âu trừ nước nào còn ngu dại, còn thì theo chính thể dân chủ. Đây tôi nói về cái chính thể bên Pháp – ở trong nước có một Hạ Viện là viện quan hệ nhất. Số nghị viên thì trên dưới sáu trăm, dân chúng hai mươi mốt tuổi trở lên thì ra bầu cử. Dân hai mươi lăm tuổi trở lên thì được ra ứng cử. Được cử rồi thì gọi là Hạ Nghị Viện. Số phận nước Pháp nằm trong tay cái hội ấy, hội ấy thì chủ quyền để lập pháp luật. Thứ nữa có một Nguyên Lão Nghị Viện. Cái viện ấy lại không phải dân cử. Các hội đồng ở các tỉnh các hội nào mà nhà nước đã nhận có cái nhân cách, và những người là việc nhà nước thì lại ra ứng cử. Hội ấy thì để coi về việc tiền bạc. Khi nào bất đầu đặt Tổng Thống, hay là thiếu mà đặt lại, thì hợp số người trong hai viện ấy lại mà bỏ thăm. Người ta ứng cử cũng là ở trong hai viện ấy. Ai được nhiều thăm thì làm Tổng Thống. Khi Tổng Thống đã được bầu cử rồi, thì phải thề trước mặt hai viện rằng: “Cứ giữ theo hiến pháp dân chủ, không phản bạn, không theo đảng này chống đảng kia, cứ giữ công bình, nếu có làm bậy thì dân cứ trục xuất ngay”. Trước thì có Mac Mahon, sau thì có Millerand bị cách chức, cũng vì phạm hiến pháp. Còn chính phủ thì cũng bởi trong hai viện ấy mà ra. Nhưng mà giao quyền cho đảng nào chiếm số nhiều ở trong hai viện ấy thì được tổ chứ Quốc vụ viện (tức là chính phủ, tòa nội các). Theo quốc vụ viện bây giờ chừng đâu đến cũng vài chục bộ, nhưng không phải ăn rồi ngồi không, vênh râu lên đó như mấy ông Thượng thư ta đâu. Ông nào cũng có trách nhiệm ông ấy cả. Nếu cái gì mà làm không bằng lòng dân, thế nào cũng có người chỉ trích. Bởi vì ở trong hạ viện thế nào cũng có hai đảng, một đảng tả một đảng hữu; nếu cái đảng tả chiếm số nhiều mà cầm quyền trong nước thì đảng hữu xem xét chỉ trích; cho nên có muốn làm bậy cũng khó lắm. Trong nước đã có hiến pháp, ai cũng phải tôn trọng hiến pháp. Cái quyền chính phủ cũng bởi hiến pháp qui định cho, lười biếng không được, mà dẫu muốn áp chế cũng không chỗ nào thò ra được. Vả lại khi có điều gì phạm đến pháp luật, thì người nào cũng như người nào, từ ông Tổng Thống cho đến một người nhà quê cũng đều chịu theo một pháp luật như nhau. Các quan chức về việc cai trị chỉ có quyền hành chính mà thôi, còn quyền xử đoán thì giao cho các quan án là những người đã học giỏi luật lệ, có bằng cấp. Các quan ấy thì chỉ coi về việc xử đoán, có quyền độc lập, cứ theo lương tâm công bình, chiếu theo pháp luật mà xử, xử chính phủ cũng như xử một người dân. . Các quan án ở về một viện riêng gọi là viện Tư Pháp. Quyền tư pháp cũng như quyền hành chánh của chính phủ, và quyền lập pháp của nghị viện, đều đứng riêng ra không họp lại trong tay một người nào. Đây là nói sơ luợc thôi, muốn hiểu kỹ cái chính thể dân trị thì phải chuyên môn mới được. Xem vậy thì biết dân trị tức là pháp trị (lấy phép mà trị người). Vì quyền lợi và bổn phận của mọi người trong nước đều có pháp luật chỉ định rõ ràng, không khác gì là đã có đường gạch sẵn, cứ trong đường ấy mà đi tự do. Muốn bước tới bao nhiêu cũng không ai ngăn trở, chỉ trừ khi nào xâm lấn đến quyền lợi của người khác thì không được. Vì đối với pháp luật thì mọi người đều bình dẳng không có ai là quan, ai là dân cả. * * * So sánh hai chính phủ quân trị và dân trị, ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều mà trị một nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được ấm no vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nỗi phải đè đầu khốn nạn làm tôi mọi một người, một nhà, một họ nào. . Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân nào ngu dại cứ ngồi yên mà nhờ trời mà mong đợi mà trông cậy ở vua, ở quan, giao phó tất cả những quyền lợi của mình vào tay một người, hay là một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước, mới mong có ngày cất đầu lên nổi. . (1) Bát cổ: Bài kinh nghĩa có 8 vế, thường gọi là bài văn bát cổ tức là những người học đi thi cử ngày xưa. / Trang: 2/2 « 1 2

Trang the Ridiculous và những comment.





.


Không cần thiết phải đặt câu hỏi nhà báo Đoan Trang là ai nữa, trong link http://trangridiculous.blogspot.com/2011/01/thu-ky-cua-thoi-ai.html#comments , chị viết thế này ( chỉ xin 1 trích đoạn ngắn ) : “Thư ký của thời đại” Đây là phần 6, cũng là phần cuối của loạt bài “Truyền thông Việt Nam năm 2010: TẤM GƯƠNG PHẢN ÁNH XÃ HỘI”.) http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2732 * * *


.


Nhìn trở lại năm 2010 qua báo chí Việt Nam, tôi nghĩ đến lời thầy giáo năm xưa: như một quy luật, khi nào xã hội càng nhiều xáo động, lòng người càng mất niềm tin, văn học với chức năng “phản ánh hiện thực” càng phát triển.


.


Ở khía cạnh ấy, báo chí còn hơn cả văn học, nó quả đúng là tấm gương phản ánh hiện thực, ngay cả khi nó bị chi phối đáng kể từ các lực lượng khác nhau: chính quyền, doanh nghiệp, các phần tử cơ hội chính trị, v.v… Nói cách khác, ngay cả trong vòng kiềm tỏa ấy, báo chí Việt Nam vẫn dựng lên được một bức tranh mô tả đúng hiện trạng xã hội nước nhà: méo mó. ….. ( hết trích ) .


.


Hiện giờ, có 16 comment. Nội dung của toàn bộ như sau:


.


16 nhận xét:


- qx nói… Thank you!


- Nặc danh nói… Tiếc, tôi chỉ nhớ tới những gì báo VN “đồng loạt” không đăng . Còn lại là phát biểu của lãnh đạo, vui chết lên được . Dân ta thâm, nghĩ ngay ra được cụm từ “Biết chết liền!” nói… Hay!




- Nặc danh nói… Hồi đó gọi là “Chuyện vụ án…” : Vụ án viết đi; Vụ án viết lại; Vụ án viết về… &… 18:12 Ngày 28 tháng 1 năm 2011


- nếu chọn sen nói… Chốt của Trang chuẩn không thể chỉnh. Trang viết bài nào ra bài nấy. Rất tình cờ là trong bài này của Trang, tôi đọc được cả những ý của riêng mình ” ý nghĩ đầu tiên trong đầu tôi luôn là muốn tìm gặp các tác giả ” nhưng hành động của tôi chắc sẽ mạnh hơn Trang nhiều Năm mới, chúc Trang sức khỏe và hạnh phúc với công việc của mình. …. Ước gì… chúng tôi có thể viết làm sao để con cháu sau này sẽ không lục giở lại kho lưu trữ mà cười ngặt nghẽo: “Ngày xưa vào khách sạn mà bị bắt quả tang có bao cao su đã qua sử dụng là có thể bị bắt đấy bọn mày ạ”, “Ngày xx tháng yy năm zz báo ABC đưa tin Việt Nam luôn bảo đảm tự do Internet này, dân Việt Nam ở trong top hạnh phúc nhất thế giới này, hahaha…”. 18:36 Ngày 28 tháng 1 năm 2011


- Trần Việt Dũng nói… Thời “thiên túy”, đến trời cũng còn say thì người cũng chỉ nên say. Say rồi sẽ bật cười, chẳng thể điên tiết hay giận dữ. 03:47 Ngày 29 tháng 1 năm 2011 minh


- nói… đoqn trang viết quá đúng , quá hay.Rất hay ! thanhs 06:16 Ngày 29 tháng 1 năm 2011


- huythuanvu nói… Tục ngữ có câu: Miệng nhà quan có gang có thép. Xưa nay vẫn vậy. Chu di tam tộc Nguyễn Trãi rồi mấy đời sau lại được …giải oan. Ngay thời ta đây thôi, xử các vị trong phong trào “Nhân văn giai phẩm” rồi nay lại tặng giải thưởng HCM; xử bác Kim Ngọc xong nay lại …Rồi mai đây, thế nào rồi cũng “phục hồi” cho bác Trần Xuân Bách. Bác Hoàng Ngọc Hiến đã nói rồi: Cái nước Việt ta nó vậy!Chuyển chẳng có gì lạ, chỉ phục em ĐT nhớ “dai” ba cái chuyện “hình ảnh chiến sĩ công an” trong câu chuyện (văn học)thời bao cấp (nhưng đừng có mang “hình ảnh” đó mà dạy con có khi …đổ nợ). Hi!!! 12:47 Ngày 29 tháng 1 năm 2011


- Nặc danh nói… Ðinh Thị Như Thuý trận cảm cúm và sự im lặng (không phải của bầy cừu) [chuyên đề VIẾT CHO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA] ………….. lắng nghe lắng nghe và lắng nghe và tôi biết sự nằm vùi nhừ mỏi rũ liệt này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới trong nhiều tháng tới trong nhiều năm tới cơ thể tôi đang khóc than đang gào thét đang đòi biết sự thật tin tức trong ngày tiền phong online tuổi trẻ online thanh niên online vtv1 vtv3 bản tin sáng bản tin trưa bản tin tối bản tin cuối ngày bản tin vừa mới cập nhật không có gì không có gì không có gìsao lại không có gì không có gì không có gìsao lại không có gì không có gì không có gì ……………. 13:54 Ngày 30 tháng 1 năm 2011


- Nặc danh nói… Bài viết nhẹ nhàng, chân thực và nhiều cảm xúc.Cám ơn tác giả rất nhiều 18:17 Ngày 30 tháng 1 năm 2011


- Nặc danh nói… Một thời đã có ai nói: Nhà báo chân chính khi viết phải nắm bắt được hơi thở của cuộc sống thời đại thông qua lăng kính của Chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, giàu tính chiến đấu,v.v và v.v nghe hay nhưng nghĩ cho cùng thì chẳng nói lên được điều gì. Bởi lẽ những điều đó hoàn toàn không có định nghĩa đầy đủ và ranh giới, được xã hội thừa nhận. Bởi lẽ nó chỉ là sự hướng tới theo ý muốn chủ quan chứ không thể là quy tắc. Cho nên chúng ta sẽ còn (bị) được chứng kiến những “tấm gương phản ánh xã hội” tương tự trong tương lai. Vấn đề là xã hội cần phải hình thành một tầng lớp độc giả như cô bé 7 tuổi năm 85 lại là nhà báo, tác giả của bài viết xuất sắc này mà thôi. 19:16 Ngày 30 tháng 1 năm 2011


- thientan18 nói… Đây là quá trình tự diễn biến, con đường vòng lên CNTB. Không có gì lạ. 16:42 Ngày 31 tháng 1 năm 2011


- Nặc danh nói… Ngẫm kỹ lại từ xưa đến nay mà xem, hễ truyền thông, báo chí VN cổ suý cho chủ trương gì, phong trào gì thì trong xã hội cái đó lại có chiều hướng phát triển…ngược lại, (hết). 22:00 Ngày 01 tháng 2 năm 2011


- Nặc danh nói… Nếu cứ làm truyền thông và báo chí kiểu theo “nghị quyết” như ở ta bấy nay thì các vấn đề được mang ra “mổ xẻ” sôi nổi ngày hôm trước luôn sẽ trở thành câu chuyện ấu trĩ của ngày hôm sau (!). 19:58 Ngày 04 tháng 2 năm 2011


Gương kia ngự ở trên tường. …???

Gương kia ngự ở trên tường. …??? Posted on 28/03/2011 by gioviet . Vào đọc trên mạng http://danlambao1.wordpress.com/2011/03/28/libya-d%e1%ba%ady-song-%e2%80%93-tin-c%e1%ba%adp-nh%e1%ba%adt-ngay-28-thang-3/ Tự nhiên thấy vui, rồi nhớ ra cái đoạn này, thêm thắt cho nó đồng nhịp: . ” Gương kia ngự ở trên tường Thế gian ai được độc tài như ta ?” . Gương thần khúm núm trả lời: . ” Xưa kia ngài độc nhất trần Ngày nay Gaddafi ( Libya) muôn phần độc hơn !” . Nghe xong toát mồ hôi, liền rút điện thoại gọi chia lia. Tổng quản hoàng gia nhận được thoại liền thắng thêm ngựa vào xe. Các con riêng nhận được thoại, gọi liền cho các “Đại gia” nội địa và các đại sứ nằm ở nước ngoài. Các “đại gia” gọi thoại tới 1 vài kẻ vô danh. Còn lại, các đại sứ gọi thoại tới 1 vài kẻ âm thầm. The end ! .

Kami người đưa tin là ai ?



.

Lần theo RFA http://rfavietnam.com/blog/2624 , và tìm vào trang nhà của Kami người đưa tin http://nguoiduatinkami.wordpress.com/2011/03/19/ni%e1%bb%81m-hy-v%e1%bb%8dng-m%e1%bb%9bi-khong-h%c6%b0%c6%a1ng-hoa-nhai/ . Tôi thật kinh ngạc ! Đọc cái tiêu đè ” Niềm hy vọng mới không hương Hoa Nhài ”, thật phân vân, không biết tác giả đang hy vọng vào điều gì ? Đang lí giải cho mục đích nào ? Của ai ? .

Đọc xuống tiếp dưới 15 cái còm, thật thú vị ! Có người còm rằng ( trích nguyên văn bằng chữ in nghiêng) :

Còm 4 : Ka mi là Vua Bùi Lan mà! Khó chịu thật khi tính chuyện gì mà gặp ông bàn lui,hahahha!

Còm 5 : Rất chính xác.

Còm 6 : Hoa lài hay hoa nhài tôi không quan tâm, nhưng sao bác không viết về Libya hoặc Thằng điên gaddafy giết người , khủng bố nhỉ?Bác nói là quan tâm đến chính trị nhưng không tham gia, vâng tôi ủng hộ quan điểm của bác.Nhưng sao bác không viết về thằng điên với cuốn sách xanh đáng vứt sọt rác đi, hay bác cũng không đủ tri thức để viết về vấn đề này, hay bác sợ nhạy cảm? mà chuyện này có liên quan đến VN đâu ? Nếu vậy thì bác nên vứt cái câu khẩu hiệu của bác vào sọt rác nhé, treo blog ,nghỉ chơi đừng vung vít nhăng cuội.Tôi thì chẵng lạ gì 1 số bác trí thức,tiến sãi hiện đại to mòm, nói năng trơn tuột,nghe thì có vẽ rất kêu nhưng nội dung , hàm lượng thì nói thật thua ông nông dân chưa hết tú tài trước kia( ví dụ ông tiến sãi hà Ngọc Tuấn về Kháng Chấn tự xưng là đang làm việc cho Nhật, trước kia là LX , đông âu, tôi chỉ cần nghe đến cái ông này liên quan đến LX là tôi đoán đúng phóc bài ông ta vào VN express:”Thảm hoạ Nhật qua cái nhìn người trong cuộc”, tiến sãi gì mà viết đầu đuôi chẳng ra sao ). Vậy không biết Bác Kami nằm trong trường họp nào?.trưa nay có ông tướng tiến sãi lên tivi còn nói chắc nịch rằng” phương tây đỗ đội cho Gaddafy vụ khủng bố máy bây dân dụng Lockerbie làm 270 người vô tội thiệt mạng” trong thực tế thì hắn đã thừa nhận ra lệnh khủng bố và phải đền bù tiền cho thân nhân các nạn nhân. Thế mà các tiến sãi còn mạnh miệng tuyên bố như thế. Cha gaddafy làm tổng thống gì mà suốt từ năm 1969, bây giờ là thời đại nào mà còn vua chúa. Rồi lại lên giọng so sánh Libya với Ai Cập, và tunisia, là giống nhau sao Mỹ lại có hành động khác nhau, rồi là phương tây có kịch bản sẵn cho Libya để chiếm dầu?(sự thật là con thỏ đế Obama đâu có dám quyết định chỉ ăn theo Sarkozy, vậy mà cứ chưỡi Mỹ cầm đầu , cái này oan cho con thỏ đế Obama thật). Sự thật thì Mubarak và Ben Ali chạy trốn sau khi dân nó phản đối,và 1 số người bị cảnh sát bắn chết, còn Gaddafy thì sao ? cho lược lượng vệ binh trung thành bắn giết dân chúng bằng xe tăng ,máy bay, dù trước đó các nước kêu gọi Gaddafy ra đi, đừng giết người nữa nhưng hắn vẫn điên cuồng say máu.Hitle có giết người thì cũng giết người các nước khác chứ không giết dân Đức, chẵng lẽ vì Hitle giết dân tôc khác nên các nước có quyền tấn công nước Đức để rồi Hồng Quân Lx được quyền đốt xác Hitle, còn Gaddafy thì được quyền giết dân Libya, không nên can thiệp?Vài lời cho Kami Còm 7 : Hay đắy!Viết bài về các thiên tài chính trị lập dị như philden Castro,Mao chủ tịch,ghadaphi..kim nhật thành..,như tại sao các thiên tài này đều có cảm hứng từ Chủ Nghĩa Xã Hội ,xây dựng chế độ mang bản sắc riêng của mình v.v..phải chăng CNXH có một phương pháp hay sức mê hoặc kì lạ gì….Ủng hô bác ngungo!Hay soulVN gì đó quên tên mất rồi,bạn có thể viết hay hơn KM

Còm 8 : Đồng ý với quan điểm của KM. Khi đánh giá,nhận định 1 vấn đề cần khách quan. Nhiều người lên án, chửi rủa CS nhưng nếu bảo họ có sẵn sàng cầm gươm giáo,súng ống xuống đường đánh đuổi CS không thì chắc họ chạy mất dép ngay. CHƯA THỂ CÓ HOA NHÀI Ở VIỆT NAM.Chúc KM luôn mạnh khỏe

Còm 9 : Dạo này bác Kami vô tình hay hữu ý thường viết những bài kiểu “hợp đồng cho chế độ CS” rồi. Còn nếu viết theo những nhận định khách quan thì e bác Kami hơi non về nhận thức và chính trị. ……( để an toàn cho blog, gioviet không đăng đoạn ABC này ! )


.

Lưỡng lự trước câu hỏi : Kami người đưa tin là ai ? Tìm đọc thêm bài ” nên làm gì vào ngày xử án ông Cù Huy Hà Vũ ?” Bài viết dài dòng, nhưng nhấn dừng chốt ở các điểm sau:

Một là ( Trích): …Sao không thấy họ tận dụng cơ hội này để làm một cái gì đó còn hơn là mất thì giờ đi kích động bà con dân oan làm cách mạng Hoa Nhài..

Hai là ( Trích): …hãy cùng nhau: 1. Gửi điện thư hay các lẵng hoa kèm theo những lời động viên ông Cù Huy Hà Vũ và gia đình tới Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ trong các ngày 22-24/03/2011. Địa chỉ 24 đường Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba đình, Hà nội. 2. Cùng nhau đồng loạt nghỉ việc, nghỉ học, nghỉ buôn bán… để tới tập trung trước trụ sở Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội Địa chỉ: 43 Hai Bà Trưng , Hoàn Kiếm, Hà Nội (xem bản đồ trực tuyến tại đây), trước 07 giờ sáng ngày 24/03/2011 tham dự theo dõi phiên xét xử ông Cù Huy Hà Vũ.

Ba là ( trích): … người không đi thành nhóm, mà nên đi từng cá nhân…không nên thể hiện bằng hành động cho thấy đây là một cuộc tập hợp có tổ chức…. Bốn là ( Trích): …những người có nhãn quan chính trị hay có bất bình trước sự bất công hiện tại trong số đông thầm lặng, nó là vấn đề ăn sâu vào ý thức của họ khó mà xoá bỏ được, đây là lực lượng đáng quan tâm về lâu dài. .

.

Vậy Kami người đưa tin là ai ?

.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Sự khác nhau giữa Ăn cắp – Lừa đảo – Ăn cướp và Tham nhũng

Sự khác nhau giữa Ăn cắp – Lừa đảo – Ăn cướp và Tham nhũng
Posted on 27/03/2011 by gioviet
.

Đọc bài của Nguyễn Trần Bạt trên link http://danlambao1.wordpress.com/2011/03/26/s%e1%bb%b1-bi%e1%ba%bfn-d%e1%ba%a1ng-tam-ly-xa-h%e1%bb%99i-d%c6%b0%e1%bb%9bi-tac-d%e1%bb%99ng-c%e1%bb%a7a-tham-nhung/#more-44275
.
Bài viết dài, hay kiểu “các cụ hàn lâm học”, đọc cũng khá mệt.
.
Thứ triết lý vỉa hè dân dã đòi hỏi ngắn, súc tích dễ hiểu, so sánh đối chất ngay thực tế một cách triệt để. Ví dụ cái ăn cắp nó giống với ăn cướp chỗ lấy đồ của cá nhân, khác: cướp không sợ thân chủ, chỉ sợ Công an . Giữa lừa đảo cá nhân với tham nhũng giống và khác nhau thế nào? Trong tham nhũng có yếu tố nào của ăn cướp hay lừa đảo? Qui mô tổ chức,về khả năng tham gia quyền lực chính trị, khả năng lách luật, điều chỉnh và bẻ cong luật, thậm chí vô hiệu hóa pháp luật. Tác hại cá nhân, hay, khả năng tàn phá đất nước đến đâu, trên mọi lĩnh vực Kinhtế – Chính trị – Văn hóa – Xã hội v.v…
.
Đây là vấn đề dễ trao đổi, phông phú, nhưng trước hết, là vấn đề nóng bỏng trong bức màn tối, mọi người dân , kể cả các quan vip cũng rất chú ý dòm nhìn. Mỗi người hãy tự dựng cho mình câu trả lời thông qua phép so sánh các thành tố.
.